Nhiều doanh nghiệp xăng dầu thoái thác trách nhiệm!

"Thời gian qua, xuất hiện một số doanh nghiệp xăng dầu đã thoái thác trách nhiệm của mình trong việc đảm bảo tổng giao xăng dầu mà Bộ đã giao cho".

Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ Công Thương, Nguyễn Hồng Diên cho biết, tại cuộc họp giữa Bộ Công Thương với đại diện các doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, sản xuất, kinh doanh xăng dầu thuộc Nhà nước, chiều 2/11/2022.

Ngoài thông tin trên, Bộ trưởng Diên cho biết thêm "Song đây cũng là thời điểm, doanh nghiệp Nhà nước thể hiện vai trò của mình, từ doanh nghiệp sản xuất đến doanh nghiệp xăng dầu đầu mối đều phải nỗ lực hết mình. Các doanh nghiệp sản xuất phải tiếp tục, nỗ lực đạt và vượt xa sản lượng đã cam kết, càng nhanh càng tốt".

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng thời gian qua một số doanh nghiệp đã thoái thác trách nhiệm trong việc đảm bảo tổng giao xăng dầu
Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng thời gian qua một số doanh nghiệp xăng dầu đã thoái thác trách nhiệm trong việc đảm bảo tổng giao

“Các doanh nghiệp có chức năng nhập khẩu, phân phối xăng dầu ngoài việc cung ứng đầy đủ xăng dầu cho thương nhân phân phối, đại lý của mình phải vươn ra các thị trường đang thiếu hụt cục bộ. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất lúc này, phải vươn lên để bảo đảm nguồn cung trong mọi hoàn cảnh, dù gặp nhiều khó khăn. Đây cũng là cơ sở để sàng lọc lại doanh nghiệp đầu mối, sau đó là sàng lọc thương nhân phân phối và làm rõ trách nhiệm của ai, đơn vị nào”- Bộ trưởng Diên nói.

Sau khi nghe báo cáo của Vụ Thị trường trong nước về những khó khăn, thách thức của thị trường xăng dầu thế giới và Việt Nam, các doanh nghiệp đầu mối về xăng dầu thuộc Nhà nước quản lý đều khẳng định thời gian qua việc bảo đảm nguồn cung xăng dầu là rất khó khăn.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Diên cho rằng: Vấn đề năng lượng là vấn đề toàn cầu và khủng hoảng năng lượng đã và đang rất gay gắt. Dự báo sẽ còn gay gắt trong những ngày tới vì mùa đông châu Âu đang đến gần và hạn cuối của lệnh trừng phạt Nga lần thứ 8 sẽ đến gần. Vì thế, sản lượng cung cấp, cung ứng ra thị trường của các nước OPEC+ cũng như của Nga cũng dần ít đi, trong khi đó nhu cầu của châu Âu ngày càng tăng cao, cho nên nguồn cung đã hiếm thì ngày càng khó khăn

Bên cạnh đó là tình trạng lạm phát, giá cả tăng cao, tỷ giá ngoại tệ, nhất là ngoại tệ mạnh, chủ yếu để nhập khẩu xăng dầu biến động hàng giờ; các chi phí trong hoạt động kinh doanh xăng dầu ngày càng tăng cao. Vì vậy việc cung ứng, phân phối xăng dầu trên phạm vi toàn cầu cũng như mọi quốc gia đã khó thì ngày càng khó hơn.

“Chúng ta đã chứng kiến những quốc gia phát triển, thậm chí có sở hữu sản lượng khí đốt và dầu mỏ không nhỏ nhưng cũng gặp phải sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng, khủng hoảng trong hệ thống phân phối xăng dầu. Còn về giá thành thì chúng ta thấy giá xăng dầu kể cả ở một số nước sở hữu lớn, lượng dầu mỏ như Nga cũng không thấp hơn so với mặt bằng giá bán lẻ của Việt Nam” Bộ trưởng Diên khẳng định.

Doanh nghiệp xăng dầu đang gặp nhiều khó khăn
Doanh nghiệp xăng dầu đang gặp nhiều khó khăn

Lý giải những khó khăn thời gian qua, Bộ trưởng Diên cho rằng: Trong nước, nguyên nhân để xảy ra tình trạng đứt gãy, khan hiếm nguồn cung ở một số vùng, miền đã được lý giải các cấp độ. Gần nhất, lãnh đạo Bộ Công Thương đã giải trình trước Quốc hội, nêu rõ những lý do hoàn toàn khách quan và chủ quan. Một lý do được cập nhật cho đến thời điểm này là tỷ giá tiếp tục biến động rất ghê gớm và sức hút nguồn xăng dầu vào địa bàn Châu Âu ngày càng gay gắt.

Mặt khác, đối với các doanh nghiệp nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu trong nước đang gặp khó bởi những khó khăn chung của thị trường thế giới. Cùng với đó là những yếu tố đã được phân tích như việc tiếp cận vốn và bảo lãnh tín dụng ngày càng khó khăn.

Bên cạnh đó là những chi phí phát sinh, chi phí thực tế phát sinh chưa được kịp thời cập nhật, phản ánh đầy đủ trong công thức tính giá bán lẻ. Cho nên các doanh nghiệp nhập khẩu hay kinh doanh xăng dầu càng làm càng lỗ.

Tuy nhiên, năng lượng nói chung, xăng dầu nói riêng là vật tư chiến lược nên trong mọi tình huống dù có khó đến đâu thì chúng ta không được phép để đứt gãy nguồn cung.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...