Theo đó, các ngân hàng tăng từ 0.1-0.7 điểm phần trăm lãi suất ở tất cả các kỳ hạn.
Tại Bac A Bank, từ ngày 21/04 áp dụng biểu lãi suất tiền gửi mới tăng 0.1 điểm phần trăm tất cả các kỳ hạn. Lãi suất tiến gửi tiết kiệm từ 3 tháng trở xuống tăng lên 3.9%/năm, 6 tháng tăng lên 6.25%/năm, 12 tháng lên mức 6.9%/năm và trên 12 tháng là 6.9%/năm.
SHB tăng từ 0.1-04 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi tất cả các kỳ hạn từ kỳ điều chỉnh 28/04. Cụ thể, đối với khoản tiền gửi tiết kiệm dưới 2 tỷ đồng, lãi suất kỳ hạn 1 tháng tăng 0.1 điểm phần trăm tăng lên 3.6%/năm, kỳ hạn 6 tháng tăng 0.2 điểm phần trăm lên 5.4%/năm, kỳ hạn 12 tháng tăng đến 0.4 điểm phần trăm lên 6.1%/năm, kỳ hạn 24 tháng tăng lên 6.3%/năm và 36 tháng là 6.5%/năm.
Từ ngày 04/05, Sacombank cũng tăng nhẹ 0.1 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và 6 tháng lên 3.7%/năm và 4.7%/năm. ACB cũng tăng nhẹ 0.1 điểm phần trăm nhưng ở lãi suất tiền gửi kỳ hạn dưới 3 tháng từ ngày 22/04.
VPBank chỉ tăng lãi suất tiền gửi trên 12 tháng nhưng với tỷ lệ tăng cao từ ngày 15/04. Ví dụ đối với khoản tiền dưới 300 triệu đồng, từ mức 5.1%/năm ở kỳ trước, VPBank tăng lên lần lượt 5.8%/năm và 5/9%/năm đối với lãi suất tiền gửi kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng.
Mặt bằng lãi suất tiền gửi tiết kiệm cá nhân tính đến đầu tháng 05/2022 phổ biến ở mức 3.3-4%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng; từ 4-6.25%/năm với kỳ hạn từ 6 đến dưới 12 tháng; và 4.9-7%/năm với kỳ hạn 12-13 tháng.
Tính đến ngày 09/05/2022, ở kỳ hạn 12 tháng, SCB là ngân hàng có lãi suất tiền gửi cao nhất với 7%/năm. Xếp ngay đó là Bac A Bank với 6.7%/năm; VietABank, Vietbank và Kienlongbank cùng ở mức 6.5%/năm.
Ở kỳ hạn 6 tháng, Bac A Bank áp dụng mức lãi suất cao nhất 6.25%/năm, kế đến là VietABank với 6%/năm và SCB, BVB, BaoVietBank cùng ở mức 5.9%/năm.
Kết quả điều tra xu hướng kinh doanh quý 2/2022 của Vụ Dự báo, Thống kê, Ngân hàng Nhà nước cũng cho thấy, mặt bằng lãi suất cho vay - huy động được các tổ chức tín dụng kỳ vọng tiếp tục duy trì không đổi hoặc chỉ tăng rất nhẹ 0.03-0.06 điểm phần trăm trong quý 2/2022 và 0.13-0.18 điểm phần trăm trong cả năm 2022, chủ yếu là dự kiến tăng lãi suất huy động.
Ngân hàng Nhà nước vẫn sẽ tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.