Nhu cầu tiêu thụ thấp vẫn “ghìm chân” đà phục hồi ngành thép

Mức tăng trưởng tốt từ nền thấp được kỳ vọng sẽ còn được duy trì trong quý 2/2024 nhưng sẽ hạ nhiệt dần trong nửa sau của năm 2024 khi các yếu tố then chốt về đầu ra là thị trường xây dựng dân dụng, bất động sản chưa có những tín hiệu hồi phục đáng kể…

thep-cuon-1-495-509-666.jpeg

Công ty Chứng khoán VPBank (VPBankS) vừa có báo cáo cập nhật kết quả kinh doanh quý 1/2024 ngành thép với nhận định sự hồi phục chưa đồng nhất và việc tìm đầu ra cho hàng hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

BỨC TRANH KINH DOANH TRÁI CHIỀU

Theo báo cáo của VPBankS, bức tranh kết quả kinh doanh ngành thép trong quý 1/2024 nhìn chung vẫn ghi nhận sự phân hóa rõ rệt khi phần lớn sự phục hồi vẫn đang tập trung ở các nhóm doanh nghiệp lớn đầu ngành như HPG, NKG hay HSG. Nếu loại trừ 3 cổ phiếu đầu ngành này, doanh thu của các doanh nghiệp niêm yết còn lại thuộc ngành thép ghi nhận mức giảm 15,2% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, số lượng doanh nghiệp ghi nhận mức doanh thu giảm vẫn chiếm hơn 63% cho thấy toàn ngành vẫn đang gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt với các doanh nghiệp có thị trường tiêu thụ chủ yếu là trong nước, việc tìm đầu ra cho hàng hóa vẫn còn gặp nhiều khó khăn khi thị trường tiêu thụ chính là xây dựng dân dụng vẫn còn tương đối ảm đạm, dẫn tới nhu cầu thấp.

Bên cạnh đó, mặc dù các dự án đầu tư công được đẩy mạnh nhưng với trọng tâm là cao tốc nên hàm lượng thép được sử dụng thấp và phân loại thép được sử dụng trong các công trình cầu đường và sân ga bến đỗ thường là các loại thép chất lượng cao, điều mà nhiều doanh nghiệp thép nhỏ và vừa còn hạn chế.

anh-chup-man-hinh-2024-05-27-luc-155211-3523.png

Những lý do trên giải thích cho sự phân hóa về kết quả doanh thu, chủ yếu đến từ cạnh tranh đầu ra khi thị trường nội địa ảm đạm. Các doanh nghiệp ghi nhận tăng trưởng chủ yếu có các yếu tố khác biệt như về đa dạng thị trường bán hàng (nội địa và xuất khẩu), quy mô, công nghệ sản xuất (đáp ứng được yêu cầu ở các dự án đầu tư công và nhiều công trình lớn) và có lợi thế về khả năng bán giá cạnh tranh khi thị trường tiêu thụ thép hiện tại vẫn là thị trường dư cung.

Mặc dù doanh thu chưa khởi sắc nhưng chỉ số biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trên thị trường đã tạo đáy từ giai đoạn 2022 và đang trên đà hồi phục. Trong đó, lợi nhuận trước thuế của đa số doanh nghiệp nhìn chung đã thoát khỏi ngưỡng âm, giúp đem lại động lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

anh-chup-man-hinh-2024-05-27-luc-155309-9743.png

Đồng thời, nợ chung của các doanh nghiệp ngành thép đang tăng nhanh trong quý 1/2024, về gần lại mức vay nợ trong thời điểm đáy của chu kỳ ngành thép trong năm 2022. Như vậy, mặc dù nhiều chính sách và tín hiệu dự báo ngành thép đã đi qua vùng đáy, nhưng các khó khăn còn hiện hữu trong bối cảnh chu kỳ mới chưa quay trở lại khiến cho nhiều doanh nghiệp phải gia tăng đòn bẩy giúp gồng đỡ chờ đợi thời cơ mới.

anh-chup-man-hinh-2024-05-27-luc-155407-7043.png

So sánh một số doanh nghiệp nổi bật trên thị trường, có thể thấy khả năng đáp ứng về tỷ lệ nợ và khả năng trả nợ tốt nhất nằm ở 3 cổ phiếu quen thuộc của ngành thép là HPG, NKG và HSG. Phần còn lại của thị trường nhìn chung vẫn duy trì tỷ lệ nợ tương đối lớn, đi kèm chỉ số thanh toán lãi vay rất thấp, cho thấy hiệu quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp vẫn chưa quá khả quan để có thể bù dòng tiền trả nợ, từ đó sẽ tiếp tục cần huy động nợ vay và tạo thành vòng xoáy vay nợ tới khi có những tín hiệu tích cực hơn về chu kỳ tiếp theo.

ĐỊNH GIÁ CỔ PHIẾU THÉP KHÔNG CÒN RẺ

Theo VPBankS, các cổ phiếu có thanh khoản lớn, tâm điểm của ngành thép đã có mức tăng rất tốt, phản ánh nhịp chuyển đổi từ lỗ sang lãi, vượt qua vùng đáy của ngành.

Trong bối cảnh còn thiếu thông tin hỗ trợ, đà phục hồi cũng chững lại và đang chờ đợi những động lực từ chu kỳ ngành hay từng câu chuyện về mở rộng công suất, thị trường, chuỗi giá trị sản phẩm, các cổ phiếu thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư như HPG, NKG hay HSG đều đang giao dịch ở vùng khá tương tương với vùng trung bình trong quá khứ. Điều này khiến cho việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư phải cân nhắc 2 yếu tố:

Thứ nhất, thời gian đầu tư sẽ cần cân nhắc trong khoảng trung - dài hạn do các yếu tố chu kỳ dự kiến sẽ cần thời gian để chờ đợi thị trường bất động sản hồi phục, còn các câu chuyện riêng về nâng công suất như Dung Quất 2 của Hòa Phát hay nhà máy tôn Nam Kim Phú Mỹ ít nhất cũng phải chờ tới giai đoạn cuối 2024, đầu 2025 mới có những tác động đầu tiên.

Thứ hai, việc đặt cược vào những câu chuyện có thể tác động tích cực ngắn hạn như kết quả kinh doanh quý 2 dự kiến sẽ vẫn tốt so với mức cùng kỳ chưa quá cao, hay những kỳ vọng tích cực từ các câu chuyện chờ đợi gia hạn điều tra thép mạ nhập từ Trung Quốc, Hàn Quốc... sẽ tạo những kỳ vọng cho tầm nhìn ngắn hạn hơn.

anh-chup-man-hinh-2024-05-27-luc-155533-1189.png

VPBankS cho rằng ngành thép là một ngành có tính chu kỳ, do đó nếu không có các câu chuyện riêng lẻ đặc biệt, các cổ phiếu trong ngành thường biến động cùng nhau và khá nhạy cùng biến động thị trường.

Trong bối cảnh ngành thép đang bắt đầu hồi phục, khi các doanh nghiệp đang từng bước tái cấu trúc, cải tổ hệ thống kinh doanh, xử lý các vấn đề còn tồn đọng trong giai đoạn suy giảm chung của ngành và cố gắng đưa hoạt động sản xuất bám sát lại mức độ bình thường, thì các doanh nghiệp top đầu sẽ là những doanh nghiệp có lợi thế hơn về sự chuẩn bị về quy mô và tiềm lực sẵn có để tận dụng những cơ hội hiếm hoi của ngành. Điều này cũng đã được kiểm chứng thông qua bức tranh về kết quả kinh doanh quý 1 khi những vận động tăng trưởng tốt nhất đều nằm ở các doanh nghiệp top đầu và những doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu khi xuất khẩu vẫn là một điểm sáng xuyên suốt giai đoạn khó khăn.

Đồng thời, xét trên yếu tố thanh khoản, phần lớn thanh khoản thị trường đều tập trung ở các cổ phiếu đầu ngành và trong bối cảnh dòng tiền đầu tư chưa quá mạnh mẽ và có tính chọn lọc, phần hóa cao.

Do đó, VPBankS đánh giá tích cực đối với các cổ phiếu đầu ngành. Mặc dù vậy, định giá và câu chuyện riêng lẻ của từng cổ phiếu là những yếu tố để nhà đầu tư có thể cân nhắc thời điểm thích hợp giải ngân.

Xem thêm

Căng mình chống cơn bão thép cán nóng giá rẻ Trung Quốc

Căng mình chống cơn bão thép cán nóng giá rẻ Trung Quốc

Quốc gia sản xuất thép nhiều nhất trên thế giới là Trung Quốc đang gia tăng xuất khẩu thép ra bên ngoài khi tiêu thụ trong nước suy yếu. Động thái này khiến ngành thép của nhiều nước bị lép vế ngay tại chính sân nhà…

Toàn cảnh buổi họp đại hội cổ đông thường niên 2024

Chủ tịch Hoà Phát: Sản xuất 6,7 triệu tấn thép HRC nhưng nhập khẩu tới 9,6 tấn, tại sao không kiện bán phá giá?

Trước sự kiện Hòa Phát và Formosa nộp đơn khởi xướng điều tra chống bán phá giá HRC nhập khẩu từ Trung Quốc, cổ đông tham gia đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của Tập đoàn Hòa Phát đã đặt ra rất nhiều câu hỏi về ngành thép nói chung và việc khởi xướng điều tra bán giá nói riêng…

Có thể bạn quan tâm

Ba động lực chính giúp VN-Index đạt mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025

Ba động lực chính giúp VN-Index đạt mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025

MSVN kỳ vọng VN-Index sẽ chạm mốc 1.500 điểm vào cuối năm 2025, nhờ vào sự bứt phá lợi nhuận 17,1% và thanh khoản thị trường cải thiện mạnh mẽ, các nhóm ngành ngân hàng, bất động sản và bán lẻ được dự báo sẽ đóng vai trò “đầu tàu” dẫn dắt đà tăng trưởng này...