Những cổ phiếu “giấy lộn”

Giới đầu tư giờ đây không còn xa lạ với khái niệm cổ phiếu dưới mệnh giá, thậm chí cổ phiếu có thị giá 3.000-5.000 đồng. Nhưng hẳn không nhiều nhà đầu tư nghe nói hoặc tận mắt thấy cổ phiếu giá 300-40
Những cổ phiếu “giấy lộn”

Hiện có 23 cổ phiếu thị giá dưới 1.000 đồng trên UpCoM

Cầm 500 đồng trong tay, bạn có thể mua được gì? Trà đá, mớ rau cọng hành, gửi xe đạp (không phải xe gắn máy)... đều không. Vào siêu thị mua đồ, không có 500 đồng thối lại, cô nhân viên thu ngân trả cho bạn cái kẹo. Ấy vậy mà có nơi 500 đồng có giá lắm. Nếu bạn biết cách tiêu pha, nó có thể trở thành 50.000 đồng vào một ngày đẹp trời không biết chừng. Nơi ấy là sàn UpCom của thị trường chứng khoán.

Trên sàn UpCom hiện nay có 23 cổ phiếu thị giá dưới 1.000 đồng. Có thể kể ra vài loại cổ phiếu với giá đóng cửa ngày 9-12-2016 như Công ty cổ phần Việt An (AVF) giá 300 đồng; Công ty cổ phần Chế biến và Xuất nhập khẩu thủy sản Cadovimex (CAD) 500 đồng; Công ty cổ phần Ô tô giải phóng (GGG) 500 đồng; Công ty cổ phần Thuận Thảo (GTT) 300 đồng;

Công ty cổ phần Hữu Liên Á Châu (HLA) 300 đồng; Công ty cổ phần Xây lắp dầu khí miền Trung (PXM) 400 đồng; Công ty Sông Đà 9.06 (S96) 400 đồng; Công ty Xây dựng số 15 (V15) giá 500 đồng; Công ty Đầu tư xây dựng và Khai thác công trình giao thông 584 (NTB) giá 400 đồng, Nhựa Tân Hóa 500 đồng...

Hầu hết các doanh nghiệp trên đều có một đặc điểm chung là đã từng niêm yết nhiều năm trên sàn Hose hoặc Hnx. Tuy nhiên sau thời gian dài thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu, chúng bị hủy niêm yết bắt buộc và phải lùi về UpCom. Sự thua lỗ của chúng cũng muôn hình vạn trạng: vay ngân hàng lãi suất cao, mở rộng đầu tư không đúng thời điểm, “chết” vì giá nguyên vật liệu đột biến, hoặc sản phẩm làm ra không cạnh tranh được trên thị trường, chịu tác động của khủng hoảng trong lĩnh vực ngành nghề trên thế giới như vận tải biển...

Nay các doanh nghiệp này đều sống lay lắt, nợ đầm đìa song chưa hoặc không thể phá sản vì các lý do khác nhau. Một số trong đó vẫn sở hữu những tài sản có giá như tàu bè, đất đai ở các địa phương. Họ không thể thanh lý những tài sản còn lại đó vì thanh lý là hết, không còn gì hoạt động. Vả lại thanh lý được đồng nào, ngân hàng thu ngay đồng đó.

Đây là những cổ phiếu rẻ rúng nhất thị trường hiện nay, giá trị hiện hữu đúng nghĩa tờ giấy lộn. Thế mà chúng đã có thời từng là cổ phiếu đầu cơ, có giá cả chục ngàn đồng, thậm chí trăm ngàn đồng, như Tổng công ty Xây lắp dầu khí Nghệ An (PVA); Vận tải Biển bắc (NOS); Khoáng sản Mangan (MMC); Công ty cổ phần Đầu tư và Xây dựng điện Mêca Vneco (VES)... 

Đầu tư vào doanh nghiệp ở UpCom giống như “đãi cát tìm vàng”, không những đòi hỏi nhà đầu tư sự kiên trì, dài hạn, mà cả khả năng thẩm thấu, chắt lọc thông tin cũng như lao động trí óc thực sự.

Điều lạ là một số cổ phiếu dạng này có thanh khoản tương đối khá, chứng tỏ vẫn có nhà đầu tư quan tâm đến chúng. Một nhà đầu tư kể ông đã bỏ ra vài giờ mỗi ngày trong một tháng tìm hiểu thông tin, đọc báo cáo tài chính, soi dữ liệu giao dịch liệu có triển vọng nào đó đối với cổ phiếu giấy lộn hay không.

Chẳng hạn doanh nghiệp khó khăn vì bị đối tác chiếm dụng vốn, các khoản nợ khó đòi từ khách hàng. Có công ty xây dựng công trình đã bàn giao, đã quyết toán nhưng chủ đầu tư không có tiền trả, nên lâm vào khốn khó. Có đơn vị tỷ lệ vốn nhà nước còn nhiều, còn hy vọng được giao việc để làm. Có doanh nghiệp sống dựa vào ngân hàng mẹ, biết đâu xuất hiện cơ hội hồi sinh.

Sàn UpCom vốn dĩ là nơi ít được chú ý cho tới gần đây khi một số đại gia được thúc ép phải đăng ký giao dịch như bia Hà Nội, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam, Cảng Sài Gòn, Tổng công ty Viglacera, Gelex... Đầu tư vào doanh nghiệp ở UpCom giống như “đãi cát tìm vàng”, không những đòi hỏi nhà đầu tư sự kiên trì, dài hạn, mà cả khả năng thẩm thấu, chắt lọc thông tin cũng như lao động trí óc thực sự.

Đã có ý kiến nên loại bỏ những cổ phiếu giấy lộn ra khỏi sàn giao dịch vì sự hiện diện của chúng chỉ làm nặng UpCom. Hơn nữa, một số cổ phiếu đăng ký giao dịch là để có nơi cho nhà đầu tư mua bán, nhưng thanh khoản chúng rất yếu, có ngày không khớp lệnh.

Mới đây tại Diễn đàn doanh nghiệp thường niên 2016, Nhóm Công tác thị trường vốn đã kiến nghị cân nhắc loại bỏ sàn UpCom, OTC và yêu cầu doanh nghiệp niêm yết trên Hose hoặc Hnx. Có thể hiểu được vì sao nhóm đề nghị như vậy. Độ minh bạch trong công bố thông tin của Hose và Hnx cao hơn, nhà đầu tư có điều kiện để hiểu doanh nghiệp hơn.

Còn ở UpCom, doanh nghiệp chỉ phải công bố báo cáo tài chính năm và không chịu những quy định khắt khe về công bố thông tin. Nói tóm lại, giải ngân vào cổ phiếu trên UpCom không hề dễ.

Nhưng dù thế nào, UpCom và những cổ phiếu thị giá trăm đồng vẫn tồn tại như một phần không thể thiếu của thị trường. Cuộc đời của doanh nghiệp dài ngắn, thăng trầm phụ thuộc vào cả nội lực lẫn ngoại lực, cả khách quan và chủ quan. Qua cơn bĩ cực, doanh nghiệp có thể “sống” lại, và khi ấy giá cổ phiếu sẽ biến động hàng chục, hàng trăm lần.

Ở chiều ngược lại, doanh nghiệp sẽ bị đào thải hoàn toàn ra khỏi sự quan tâm của nhà đầu tư. Từ “giấy lộn” đến “đào thải” khoảng cách không còn xa. Lúc đó giả dụ nhà đầu tư mua 1.000 cổ phiếu “giấy lộn”, sự thiệt hại về mặt vật chất sẽ không phải quá lớn.

Theo Thời báo KTSG

>> Tỷ phú Thái Lan có “mua hớ” cổ phiếu Vinamilk?

Có thể bạn quan tâm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...

“Cá mập” Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Haxaco

“Cá mập” Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Haxaco

Pyn Elite Fund đã nâng sở hữu tại Haxaco từ 5,2 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 4,8% vốn) lên thành 6,1 triệu đơn vị (tỷ lệ 5,7% vốn) qua đó trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp phân phối Mercedes-Benz chính hãng đầu tiên và lớn nhất tại Việt Nam...