Những nguy cơ tiềm ẩn trong văn hóa startup

Khi nói đến các công ty startup, người ta thường hình dung ra những văn phòng thoải mái, vui tươi, sáng tạo và không khí làm việc năng động. Các công ty này có quy mô và kiểu mẫu cũng đa dạng như cá t
Những nguy cơ tiềm ẩn trong văn hóa startup

Văn hóa điển hình của các công ty khởi nghiệp có thể mang lại hiệu quả tốt vì giờ làm việc thường linh động, nhân viên đạt năng suất cao hơn và hạnh phúc hơn trong một số khía cạnh. Nơi làm việc của các startup thường có nhiều niềm vui, văn hóa nội bộ thì thoải mái và cởi mở, nhiều trao đổi cá nhân hơn nên sẽ giúp mọi thứ tiến triển nhanh hơn. Khách hàng cũng thường cảm thấy thích thú và có ấn tượng tốt đẹp về những công ty mới và đầy sức sống này.

Tuy nhiên, dạng văn hóa này cũng có những hạn chế và không hẳn phù hợp với mọi doanh nghiệp mới. Năm mối nguy tiềm ẩn sau đây sẽ phản ánh những mặt hạn chế thường gặp trong văn hóa của các công ty khởi nghiệp.

Thuê nhân sự vì vẻ thu hút bên ngoài

Các công ty khởi nghiệp có thể quá đặt nặng cá tính và sự “phù hợp văn hóa” khi tuyển nhân sự. Trong khi điều họ cần là tìm kiếm người có thể giúp cho công ty thành công. Cá tính phù hợp là điều quan trọng nhưng không phải là điều kiện tiên quyết. Kiến thức, bộ kỹ năng và tác phong, đạo đức trong công việc luôn quan trọng hơn việc người đó có biết chơi bóng bàn hay không (dù nếu họ biết chơi bóng bàn thì đó sẽ là một điểm cộng). Nếu chỉ thuê người dựa vào sự thu hút bên ngoài thì đội ngũ của công ty sẽ bị yếu đi.

“Vung tay quá trán”

Văn hóa “văn phòng vui vẻ” cần có nhiều thiết bị giải trí và môi trường thoải mái như máy pha cà phê, bàn bi-da, không gian mở để tạo điều kiện cho sự tương tác. Nhiều doanh nhân khởi nghiệp tin rằng những thứ này sẽ giúp họ tạo lập danh tiếng và tạo được ấn tượng tốt với nhân sự tiềm năng hay khách hàng mới. Điều này cũng đúng một phần, nhưng không nên là ưu tiên hàng đầu. Quá sa đà vào chuyện này sẽ lấy mất không ít tiền của doanh nghiệp trước cả khi ra mắt sản phẩm. Hãy tập trung đầu tư cho lần ra mắt đầu tiên và “những thứ vui vẻ” kia sẽ đến sau.

Có những quyết định cảm tính

Một không khí làm việc thân mật, thoải mái, thường xuyên trao đổi trực tiếp có thể làm giảm stress và làm người đứng đầu cảm thấy họ là một phần của gia đình hơn là một người sếp của nhân viên. Không khí này có lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể đưa người lãnh đạo đi đến những quyết định được dẫn dắt bởi cảm xúc. Chẳng hạn, né tránh chuyện phải sa thải một nhân viên kém năng lực vì anh ta là bạn của mình và tránh thay đổi cách vận hành doanh nghiệp vì nó có thể gây ra quá nhiều áp lực lên môi trường làm việc.

Không phân cấp, phân quyền rõ ràng

Văn hóa chuộng sự thoải mái cũng dẫn đến những “ranh giới mờ nhạt” giữa nhân viên và người quản lý. Sáng lập viên và giám đốc là người ký bảng lương nhưng trong công việc hằng ngày, tiếng nói của mọi người lại dường như có trọng lượng như nhau. Thường thì cách tiếp cận đề cao dân chủ sẽ làm mọi người vui vẻ, nhưng khi có vấn đề xảy ra mà không xác định được rõ ràng ai là thuyền trưởng – là người lái tàu thì mọi thứ sẽ đổ vỡ. Khi gặp khó khăn và cần những quyết định cứng rắn, kịp thời thì vai trò lãnh đạo là rất cần thiết.

Bỏ quên chuyện lợi nhuận

Động lực để bắt đầu kinh doanh của một doanh nhân khởi nghiệp có thể xa hơn “chuyện kiếm lời” nhưng nếu không có đủ doanh thu, doanh nghiệp của họ không thể thành công. Khi điều hành công ty có văn hóa thoải mái, vui vẻ, chủ nhân cũng dễ quên đi điểm cốt yếu này. Họ dễ xoay quanh từ chuyện tăng năng suất cho đến chuyện tìm kiếm sự ngưỡng mộ. Họ mất tập trung vào những điều thực sự thúc đẩy doanh nghiệp của họ tiến về phía trước.

Đừng nên để điều đó xảy ra. So với sức mạnh cũng như sự đúng lúc, gặp thời của ý tưởng kinh doanh hay nguồn vốn và kế hoạch kinh doanh tổng thể thì văn hóa công ty là chuyện nhỏ hơn. Nhưng nếu người doanh nhân muốn thành công và có một đội ngũ hạnh phúc thì văn hóa là điều đáng được chú tâm một cách thận trọng. Đừng xây dựng một văn hóa là bản sao hệt khuôn của những công ty từng xuất hiện đâu đó trên truyền hình, truyền thông mà hãy xây dựng một văn hóa phù hợp với doanh nghiệp.

Theo DNSG

Có thể bạn quan tâm

Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Hanel bà Bùi Thị Hải Yến phát biểu

Hành trình 40 năm Hanel: Ngọn cờ tiên phong, bền bỉ cống hiến

Trải qua 40 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Hanel đã khẳng định vai trò tiên phong trong ngành công nghiệp công nghệ cao, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, đồng hành cùng sự phát triển của Thủ đô và cả nước…

Top 100 Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam năm 2024

Vinh danh doanh nghiệp tiên phong trong hành trình chuyển đổi xanh

Năm 2024 đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển bền vững của doanh nghiệp Việt Nam. Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố danh sách 100 doanh nghiệp bền vững tiêu biểu, ghi nhận những nỗ lực của các doanh nghiệp…

Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phát biểu tại sự kiện

17 doanh nghiệp Việt Nam giành giải UN Women WEPs Awards 2024

17 doanh nghiệp Việt Nam đã vinh dự nhận được danh hiệu WEPs Awards 2024 của UN Women cho những sáng kiến đổi mới và đóng góp tích cực trong việc thúc đẩy bình đẳng giới tại doanh nghiệp, trên thị trường và trong cộng đồng hướng đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững tại Việt Nam…

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã chứng kiến một sự chuyển mình ngoạn mục trong lĩnh vực công nghệ số, các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đều đang tích cực ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo ra những sản phẩm, dịch vụ mới...