TP. Hồ Chí Minh: 306.300 tỷ đồng
Thành phố Hồ Chí Minh luôn đứng đầu cả nước về tổng thu ngân sách và liên tục vượt dự toán trong những năm gần đây. Năm 2016, tổng thu ngân sách của TP. Hồ Chí Minh đạt 306.300 tỷ đồng, đạt 102,7% dự toán, tăng 12,06 % so với cùng kỳ, theo dự toán là 298,300 tỷ. Trong đó thu nội địa là 186.339 tỷ đồng (vượt dự toán 4,92%, tăng 19,08% so với năm 2015), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 100.400 tỷ đồng (đạt 97,95% dự toán, tăng 7% so với cùng kỳ, thu từ dầu thô là 13.960 tỷ đồng (đạt 76,71% dự toán, bằng 60,74% so với năm 2015).
Năm 2017, tổng thu ngân sách Trung ương giao cho thành phố là 347.882 tỷ đồng.
Hà Nội: 175.785 tỷ đồng
Thủ đô Hà Nội giữ vai trò quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế khu vực phía Bắc, kinh tế Hà Nội phát triển mạnh nhất trong các lĩnh vực dịch vụ và du lịch. Trong năm 2016, tổng thu ngân sách của Hà Nội đạt 175.785 tỷ đồng, vượt 3,8% so với dự toán 169,420 tỷ, trong đó: Thu nội địa là 156.998 tỷ đồng (vượt 3,2% dự toán), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 16.866 tỷ đồng (vượt 12,5% dự toán), thu từ dầu thô là 1.921 tỷ đồng (đạt 83,5% dự toán).
Năm 2017, Hà Nội được giao thu ngân sách nhà nước là 204.772 tỷ đồng.
Bà Rịa – Vũng Tàu: 61.693,14 tỷ đồng
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trung tâm cảng biển chính của khu vực Đông Nam Bộ và là trung tâm du lịch hàng đầu của cả nước, là tỉnh có tiềm năng lớn về khai thác dầu mỏ.
Năm 2016, giá dầu thô trên thế giới liên tục giảm dẫn đến nguồn thu từ khiến Bà Rịa – Vũng Tàu không hoàn thành dự toán thu ngân sách tuy nhiên với 61.693,14 tỷ đồng thu được (77,85% dự toán là 82.250 tỷ đồng), đây vẫn là một trong 10 tỉnh có mức thu ngân sách lớn nhất trong cả nước.
Năm 2017, dự toán thu ngân sách của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là 66.681 tỷ đồng.
Đồng Nai: 43.300 tỷ đồng
Đồng Nai là tỉnh vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của khu vực phía Nam. Với định hướng kinh tế công nghiệp kết hợp với du lịch dịch vụ, năm 2016, thu ngân sách của tỉnh đạt 43.300 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2015. Trong đó, thu nội địa đạt hơn 27.600 tỷ đồng (tăng 14% so với cùng kỳ), thu từ xuất nhập khẩu đạt gần 14.300 tỷ đồng (tăng % so với 2015), thu quản lý quản ngân sách đạt 1.400 tỷ đồng.
Năm 2017, dự kiến thu ngân sách của tỉnh Đồng Nai đạt 48.329 tỷ đồng.
Bình Dương: 40.000 tỷ đồng
Cách TP. HCM khoảng 30km, Bình Dương là một trong “tứ giác hạt nhân” đóng vai trò quan trọng trong trong sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Nam với định hướng phát triển công nghiệp là chủ yếu. Năm 2016, tổng thu ngân sách của Bình Dương là 40.000 tỷ đồng, đạt 106% dự toán, trong đó: Thu nội địa là 29.000 tỷ đồng (tăng 11% so với cùng kỳ), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 11.000 tỷ đồng (tăng 6% so với cùng kỳ).
Dự toán thu ngân sách năm 2017 của tỉnh Bình Dương là 45.515 tỷ đồng.
Quảng Ninh: 38.000 tỷ đồng
Nằm ở phía Đông Bắc Việt Nam, Quảng Ninh hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế: Có trữ lượng khoáng sản than đá lớn, có cửa khẩu quốc tế và có nhiều điểm du lịch hấp dẫn. Kinh tế Quảng Ninh phát triển mạnh trong lĩnh vực khai thác than và phát triển du lịch. Năm 2016, thu ngân sách của tỉnh đạt gần 38.000 tỷ đồng, tăng 11% so với dự toán 33,900 tỷ đồng. Trong đó: Thu nội địa là 24.000 tỷ đồng (tăng 11% so với dự toán, tăng 25% so với cùng kỳ), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 13.000 tỷ đồng (tăng 10% so với dự toán).
Năm 2017, dự toán thu ngân sách của tỉnh Quảng Ninh giảm xuống còn 30.048 tỷ đồng.
Vĩnh Phúc: 28.500 tỷ đồng
Nằm ở vùng Đồng Bằng sông Hồng, với nhiều khu công nghiệp được xây dựng. Thu ngân sách của Vĩnh Phúc năm 2016 đạt 28.500 tỷ đồng, tăng 10,6% so với dự toán là 25,750 tỷ đồng. Với tổng số thu ngân sách trên, sau 20 năm tái lập, từ một tỉnh phụ thuộc vào nguồn ngân sách Trung ương, Vĩnh Phúc đã trở thành một trong 13 tỉnh, thành điều tiết ngân sách về Trung ương.
Năm 2017, dự toán thu ngân sách của Vĩnh Phúc đạt 33.718 tỷ đồng.
Đà Nẵng: 18.227 tỷ đồng
Thành phố Đà Nẵng được coi là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị và giáo dục của khu vực miền Trung. Đà Nẵng có cơ cấu kinh tế đa dạng với nhiều ngành nghề: Công nghiệp, nông nghiệp, du lịch, dịch vụ và thương mại, trong đó du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Năm 2016, thu ngân sách của Đà Nẵng đạt 18.227 tỷ đồng, đạt 122,3% dự toán 14.100 tỷ đồng, trong đó thu nội địa là 14.977 tỷ đồng (đạt 117,9% dự toán), thu thuế xuất nhập khẩu là 3.250 tỷ đồng (đạt 147,7% dự toán).
Năm 2017, dự toán thu ngân sách của thành phố Đà Nẵng là 20.850 tỷ đồng.
Khánh Hòa: 18.073 tỷ đồng
Năm ở duyên hải Nam Trung Bộ, Khánh Hòa được đánh giá là tỉnh có tốc độ phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam với trọng tâm là du lịch và dịch vụ, chiếm 45% cơ cấu kinh tế. Năm 2016, Khánh Hòa thu ngân sách 18.073tỷ đồng, vượt 30% dự toán 13.403 tỷ đồng. Trong đó, thu nội địa là 12.022 tỷ đồng (vượt 14,4% dự toán, tăng 32,7% so với cùng kỳ), thu từ hoạt động xuất nhập khẩu là 5.835 tỷ đồng (vượt 83,8% dự toán, tăng gấp đôi năm 2015).
Năm 2017, Khánh Hòa được giao cân đối thu ngân sách 17.260 tỷ đồng.
Bắc Ninh: 17.506 tỷ đồng
Tỉnh Bắc ninh cách thủ đô Hà Nội khoảng 30km về hướng Đông Bắc. Những năm trở lại đây, kinh tế Bắc Ninh phát triển theo hướng công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài như: Samsung, Canon, PEPSICO… Năm 2016, tổng thu ngân sách của tỉnh đạt 17.506 tỷ đồng, bằng 108% so với dự toán 16.080 tỷ đồng, đứng thứ 10 cả nước. Trong đó, thu nội địa là 12.322 tỷ đồng, thu thuế xuất nhập khẩu là 5.000 tỷ đồng, các khoản không cân đối qua ngân sách đạt 184 tỷ đồng.
Thu ngân sách dự toán năm 2017 của Bắc Ninh là 18.861 tỷ đồng.
Như vậy, trong 10 tỉnh, thành nộp ngân sách nhà nước cao nhất chỉ có duy nhất tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu bị ảnh hưởng bởi giá dầu thô trên thế giới nên đã bị ảnh hưởng đến nguồn thu, còn lại các tỉnh thành đều vượt chỉ tiêu ngân sách do Trung Ương giao năm 2016. Dự kiến các tỉnh, thành sẽ tăng mức nộp ngân sách nhà nước trên 10%.