Ninh Vân Bay lại tiếp tục có nhiều biến động

CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (mã: NVT) vừa ra nghị quyết về việc sửa đổi bổ sung nội dung chương trình họp HĐQT bất thường lần 1 năm 2019.
Ninh Vân Bay lại tiếp tục có nhiều biến động

Theo đó, Ninh Vân bay sẽ sửa đổi điều lệ công ty từ 9 thành viên HĐQT xuống còn 5 và Chủ tịch HĐQT là người đại diện theo pháp luật của công ty thay vì Tổng giám đốc như trước.

Ngoài ra, Ninh Vân Bay  bãi bỏ nội dung dự kiến ban đầu là "Miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022" để thay bằng nội dung kết thúc nhiệm kỳ Hội đồng quản trị 2017-2022 và bầu Hội đồng quản trị nhiệm kỳ mới 2019-2024. Điều này có nghĩa là Ninh Vân Bay sẽ sang một trang mới và những người cũ sẽ bị loại khi cổ đông mới đã làm chủ được cuộc chơi.

Trước đó, tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên 2019 của Ninh Vân Bay diễn ra vào tháng 4, có đến 6/14 nội dung không được cổ đông thông qua với tỷ lệ tán thành chỉ đạt 49,26%. Đó là các báo cáo của HĐQT và ban tổng giám đốc về kết quả hoạt động năm 2018, phương hướng hoạt động năm 2019; báo cáo tài chính kiểm toán (mẹ, hợp nhất) năm 2017, 2018 cùng quy chế quản trị công ty.

Do vậy, Ninh Vân Bay tổ chức ĐHĐCĐ bất thường lần thứ nhất năm 2019 vào tháng 11 để bàn lại những vấn đề trên. Đồng thời, đại hội tới cũng sẽ miễn nhiệm và bầu bổ sung thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022. Cơ cấu cổ đông trong kỳ đại hội tới sẽ khác rất nhiều cơ cấu cổ đông kỳ đại hội trước nên nhà đầu tư có quyền kỳ vọng về một sự đồng thuận.

Ngày 30/9/2019 vừa qua, Ninh Vân Bay cũng đã công bố quyết định của HĐQT về việc miễn nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT đối với bà Ngô Thị Thanh Hải từ ngày 28/9/2019, thay thế vị trí của bà Hải là ông Phạm Thành Thái Lĩnh.

Không chỉ xáo trộn vị trí Chủ tịch HĐQT, Ninh Vân Bay còn thay dàn nhân sự cấp cao, gồm các vị trí Giám đốc Chiến lược và Kinh doanh, Giám đốc Quản lý và Vận hành, Kế toán trưởng. Cụ thể, bà Nguyễn Thúy Liên bị miễn nhiệm chức vụ Kế toán trưởng kể từ ngày 28/9, thay thế vị trí này là ông Đào Minh Tuấn.

Bắt đầu từ 1/10, ông Lê Xuân Hải, thành viên HĐQT Công ty không còn là Giám đốc Chiến lược và Kinh doanh của Ninh Vân Bay. Tương tự, bà Lê Thị Thu Hà, Phó chủ tịch HĐQT Ninh Vân Bay cũng không còn giữ chức vụ Giám đốc Quản lý và Vận hành dự án của Công ty.

Việc thay thế dàn lãnh đạo chủ chốt gây bất ngờ với các cổ đông và nhà đầu tư, bởi chỉ cách đó gần 3 tháng, ngày 4/7/2019, bà Ngô Thị Thanh Hải mới được bầu giữ chức danh Chủ tịch HĐQT Ninh Vân Bay thay thế ông Lê Xuân Hải.

Điều này làm dấy lên những nghi ngờ về việc có tranh chấp nội bộ xung quanh nhóm cổ đông mới và ban lãnh đạo cũ của Ninh Vân Bay, nhất là khi những người bị thay thế đều là những cán bộ đã có nhiều năm công tác và đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng.

Nghi ngờ này không phải là không có cơ sở, bởi chỉ trước đó hơn chục ngày, ngay sau khi Recapital Investment Pte. Ltd, cổ đông lớn nhất của Ninh Vân Bay, sở hữu gần 32,5 triệu cổ phiếu NVT (chiếm tỷ lệ 35,87%), đăng ký bán ra 21,72 triệu cổ phiếu NVT từ ngày 16/9 đến 15/10, thì ngay lập tức, ông Hoàng Anh Dũng, Tổng giám đốc Ninh Vân Bay và là chồng bà Lê Thị Thu Hà, đã thông báo muốn mua vào 25 triệu cổ phiếu NVT từ ngày 18/9 đến 17/10.

Chủ tịch HĐQT Ninh Vân Bay hiện đang làm giám đốc đầu tư của DNP Water
Chủ tịch HĐQT Ninh Vân Bay hiện đang làm giám đốc đầu tư của DNP Water

Tuy nhiên, diễn biến kịch tính đã xảy ra khi một ngày sau thời điểm bắt đầu đăng ký bán ra của Recapital Investment và trước 1 ngày bắt đầu thời gian mua vào của ông Dũng, đã có một giao dịch thỏa thuận 21,72 triệu cổ phiếu NVT (đúng bằng lượng cổ phiếu mà quỹ ngoại trên đăng ký bán) trong phiên 17/9 với giá trị 217,2 tỷ đồng.

Theo công bố thông tin sau đó, người mua số lượng cổ phiếu này là ông Phạm Quốc Khánh, qua đó ông này trở thành cổ đông lớn của Ninh Vân Bay với tỷ lệ sở hữu 24% (trước đó ông Khánh chưa sở hữu cổ phiếu NVT nào).

Đây chính là số cổ phần do ReCapital bán ra, hiện ReCapital chỉ còn nắm giữ 10,745 triệu cổ phiếu NVT (tương đương 11,87%).Trước đó, cổ đông Phạm Quốc Khánh đã nắm giữ hơn 5% cổ phần của CTCP Nhựa Đồng Nai (mã: DNP) từ năm 2014.

Được biết, ông Nguyễn Hoàng Giang – thành viên HĐQT Ninh Vân Bay và Phạm Thành Thái Lĩnh – tân Chủ tịch HĐQT Ninh Vân Bay cũng đều liên quan đến công ty DNP Water, công ty con của Nhựa Đồng Nai (DNP Corp).

Trong đó ông Giang là thành viên HĐQT và ông Lĩnh giữ vai trò làm giám đốc đầu tư. Ông Lĩnh đã gia nhập Nhựa Đồng Nai từ năm 2016 phụ trách tìm kiếm và thực hiện các cơ hội đầu tư của DNP Corp và DNP Water.

Do đó rất nhiều dấu hiệu cho thấy, nhóm cổ đông đứng đằng sau thâu tóm Ninh Vân Bay có liên quan đến DNP Water và DNP Corp.

Ninh Vân Bay hoạt động chính trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng với khoản đầu tư vào 2 khu nghỉ là Six Senses Ninh Vân Bay (TP.Nha Trang, Khánh Hòa) và Emralda Ninh Bình Resort &Spa (huyện Gia Viễn, Ninh Bình).

Trong 9 tháng năm 2019, doanh thu của công ty đạt 224 tỷ đồng, tăng không nhiều so với cùng kỳ năm trước song lợi nhuận sau thuế đạt 54,2 tỷ, tăng 61,7% so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù NVT có lỗ lũy kế lớn song với thị trường du lịch nghỉ dưỡng đang phát triển ở Việt Nam cùng với sự tăng trưởng của giới trung lưu, tiềm năng của các khu du lịch nghỉ dưỡng 5 sao là rất lớn. Và đó có thể là đích nhắm của nhóm cổ đông mới vào Ninh Vân Bay.

Xem thêm

Nhiều biến động lớn tại Ninh Vân Bay

Nhiều biến động lớn tại Ninh Vân Bay

Thời gian gần đây, CTCP Bất động sản Du lịch Ninh Vân Bay (mã: NVT) liên tiếp có sự biến động về nhân sự cấp cao, giao dịch cổ phiếu diễn ra sôi động với số lượng lớn.

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...