Nợ xấu tại các ngân hàng đang ra sao?

Tính đến cuối quý II/2020, trong số 23 ngân hàng đã công bố thông tin về nợ xấu nhưng chỉ có 5 ngân hàng báo nợ xấu giảm còn lại đều tăng so với đầu năm, thậm chí xuất hiện một nhà băng có tỷ lệ nợ xấu vượt mức 6%.
Nợ xấu tại các ngân hàng đang ra sao?

Báo cáo tại Hội nghị Hội nghị với các địa phương về đánh giá tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2020 ngày 02/07/2020, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Lê Minh Hưng cho biết nhu cầu tín dụng thời gian qua rất yếu, đặc biệt là trong tháng 4 - 5, tuy nhiên đã phục hồi tốt hơn trong tháng 6.

Cụ thể, vào tháng 3 tín dụng tăng khoảng 1,13%, tháng 4 tăng 0,12%, tháng 5 tăng 0,53% và đến 29/6 thì mức tăng so với tháng 5 là 1,28%. Tính đến ngày 30/06/2020, tín dụng tăng trưởng 3,26% so với đầu năm, đây cũng là mức tăng thấp nhất trong vòng 7 năm trở lại đây.

Theo thống kê, tính đến ngày 2/8 đã có 27 ngân hàng công bố BCTC quý II với một nửa ghi nhận lợi nhuận trước thuế giảm hoặc đi ngang so với cùng kỳ. Nguyên nhân khiến lợi nhuận các nhà băng sụt giảm là do tăng mạnh trích lập chi phí dự phòng rủi ro.

Trong số 27 ngân hàng này chỉ có 23 ngân hàng có thuyết minh về thông tin nợ xấu. Gây chú ý nhất là Kienlong Bank với tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cao nhất hệ thống (tính đến cuối quý II).

Cụ thể, theo BCTC hợp nhất quý II ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế giảm 39% so với cùng kỳ, chỉ đạt 45 tỷ đồng do hàng loạt mảng kinh doanh có kết quả kém khả quan. Lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt 103 tỷ, giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính đến cuối tháng 6, tổng tài sản của Kienlong bank đạt 55.425 tỷ đồng, tăng 8,5% so với đầu năm. Cho vay khách hàng tăng 2%, đạt 34.146 tỷ đồng; tiền gửi của khách hàng tăng 10,4% đạt 36.249 tỷ đồng.

Nợ xấu cuối tháng 6 là 2.249 tỷ đồng, gấp 6,5 lần so với đầu năm. Nguyên nhân do ngân hàng ghi nhận gần 1.900 tỷ đồng dư nợ các khoản vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu của Sacombank được phân loại nợ nhóm 5 theo quyết định của NHNN.

Được biết, Kienlong Bank đã rao bán số cổ phiếu này kể từ đầu năm đến nay nhưng vẫn chưa thành công, tỷ lệ nợ xấu của nhà băng này tăng từ 1,02% lên tới 6,59%.

Thực tế, tình hình dịch bệnh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, kéo theo tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng sụt giảm. Nhằm giúp các nhà băng ổn định tài chính, từ tháng 3 NHNN đã ban hành Thông tư 01 nhằm cơ cấu lại các khoản nợ trong mùa dịch bệnh Covid-19.

Mới đây, NHNN tiếp tục lấy ý kiến sửa đổi Thông tư 01 theo hướng mở rộng diện cơ cấu nợ cho doanh nghiệp. Các khoản nợ vay được giải ngân trước ngày 25/4 sẽ thuộc diện được cơ cấu xem xét hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, giữ nguyên nhóm nợ (trước đó thời hạn này là 23/01).

Đồng thời, các khoản nợ phát sinh nghĩa vụ trả nợ gốc và/hoặc lãi từ ngàu 23/01 đến hết năm nay cũng sẽ được xem xét cơ cấu nợ (trước đó mốc thời gian này là liền kề 3 tháng kể từ khi Thủ tướng công bố hết dịch).

Như vậy, mặc dù hiện tại đã được cơ cấu lại các khoản trả nợ, miễn, giảm lãi nhưng cơ cấu nợ xấu của các nhà băng vẫn xấu hơn so với cuối quý I. Do đó, mức nợ xấu hiện tại chưa thực sự phản ánh đúng chất lượng tài sản của các nhà băng khi mà các khách hàng bị ảnh hưởng từ Covid-19 đang nhận được hỗ trợ từ Chính phủ.

Cũng vì lẽ đó, nhiều dự báo về nợ xấu và lợi nhuận của các ngân hàng sẽ còn xấu hơn vào quý 3-4 và cuối năm nay, nhất là trong bối cảnh tình hình dịch Covid-19 đang tái bùng phát như hiện nay.

Xem thêm

Hệ thống ngân hàng đã xử lý được 557.000 tỷ đồng nợ xấu

Hệ thống ngân hàng đã xử lý được 557.000 tỷ đồng nợ xấu

Đây là thông tin từ cuộc họp của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 42 của Quốc hội, đề án 1058 "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020".

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...