Hệ thống ngân hàng đã xử lý được 557.000 tỷ đồng nợ xấu

Đây là thông tin từ cuộc họp của Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết 42 của Quốc hội, đề án 1058 "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020".
Hệ thống ngân hàng đã xử lý được 557.000 tỷ đồng nợ xấu

Chỉ đạo tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, sau 3 năm thực hiện, toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã chuyển biến rất tích cực, có bước tiến lớn cả về quy mô tài chính, chất lượng tín dụng và chấn chỉnh, củng cố các mặt hoạt động.

Nhiều chỉ tiêu quan trọng được cải thiện rõ rệt như tổng tài sản, vốn chủ sở hữu tăng 5%, tỷ lệ nợ xấu nội bản giảm còn 1,63%, nếu gồm cả nợ xấu bán cho VAMC và nợ xấu tiềm ẩn thì cũng chỉ còn 4,43%.

Thoái vốn đầu tư ngoài ngành và xử lý sở hữu chéo, đầu tư chéo được tích cực triển khai. Thoái vốn thu về đến 2.200 tỷ đồng.

Tình trạng nhóm cổ đông lớn thao túng chi phối cơ bản được khắc phục.

Đặc biệt, các ngân hàng thương mại Nhà nước tiếp tục đóng vai trò quan trọng, trong đó tổng tài sản chiếm 42,8% và cho vay chiếm đến 47,9% toàn hệ thống. Các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô được cơ cấu lại, hoạt động lành mạnh, góp phần hạn chế tín dụng đen.

Tòan hệ thống ngân hàng đã xử lý được 557.000 tỷ đồng nợ xấu, trong đó các tổ chức tín dụng tự xử lý trên 76%. Tỷ lệ nợ xấu nội bảng kể cả bán cho VAMC và nợ tiềm ẩn giảm mạnh, từ 10,08% còn 4,43%.

Thủ tướng yêu cầu ngành ngân hàng phải tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, bảo đảm hiệu quả, an toàn hệ thống, an ninh tiền tệ tín dụng.

Đồng thời, thông qua tái cơ cấu, các tổ chức tín dụng phải hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trước tác động của đại dịch Covid-19.

"Hệ thống tín dụng cũng cần thực hiện nhiệm vụ kép rất đặc thù. Đó là vừa đẩy mạnh cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu, vừa hỗ trợ hiệu quả thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội", Thủ tướng nhấn mạnh.

Cũng theo người đứng đầu Chính phủ, phép thử lớn nhất đối với hệ thống tín dụng là dịch Covid-19, trong 6 tháng qua, không chỉ trụ vững mà có sự tham gia nhanh, kịp thời của hệ thống tín dụng đối với sự phát triển ổn định kinh tế đất nước, đóng góp vào tăng trưởng dương của Việt Nam.

Tuy nhiên, mặt hạn chế là tiến độ cơ cấu lại một số tổ chức tín dụng chậm, thể chế còn một số bất cập.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng thêm một năm "ăn nên làm ra"

Ngành ngân hàng thêm một năm "ăn nên làm ra"

Nhiều ngân hàng thông báo vượt chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông giao, trong đó, có những đơn vị ước tính tăng trưởng lợi nhuận, dư nợ tín dụng cả năm 2024 sẽ ở mức hai con số...

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Chủ tịch CBBank trở thành Phó tổng Vietcombank

Ông Nguyễn Văn Tuân, Chủ tịch Hội đồng Thành viên CBBank, đã được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Vietcombank từ ngày 16/1/2025, đánh dấu sự trở lại sau gần 10 năm rời ngân hàng này để tái cấu trúc CBBank...

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...