Ô tô Việt Nam đang ở đâu so với Thái Lan ?

Mặc dù được đánh giá có dân số trẻ và quy mô dân số khá cao, tuy nhiên số lượng lắp ráp ô tô của Việt Nam lại được thấp nhất trong khu vực sau Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Phlippines.
Ô tô Việt Nam đang ở đâu so với Thái Lan ?

p CNHT trong nước chưa chú trọng quảng bá hình ảnh, cập nhật thông tin khiến tính tương giữa các doanh nghiệp cùng ngành còn hạn chế

Bà Nguyễn Thị Xuân Thúy, nghiên cứu viên, Viện nghiên cứu chiến lược, chính sách công thương- Bộ Công Thương đã có ý kiến thẳng thắn như vậy tại Hội thảo "Công nghiệp hỗ trợ trong cách mạng công nghiệp 4.0" do Sở Công Thương TP.HCM vừa tổ chức.

Theo bà Thúy, Việt Nam là một trong năm nước trong khu vực SEAN ngành công nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô. Trong đó, Thái Lan là quốc gia dẫn đầu khu vực về sản lượng (gần 2 triệu xe) lẫn doanh số bán hơn 800.000 xe ô tô con và xe thương mại. Thái Lan cũng là quốc gia đứng thứ hai về sản xuất xe bán tải sau Hoa Kỳ.

Điều đáng chú, sau 20 năm ngành ô tô trong nước được bảo hộ để nâng tỉ lệ nội địa linh kiện không đạt số lượng và doanh số bán như kì vọng. Đặc biệt, gần đây các chính sách liên quan đến nhập khẩu ô tô đã tác động rất lớn đến việc lắp ráp ô tô trong nước.

Bà Thúy phân tích thêm, quy mô thị trường của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện đạt ngưỡng 300.000 xe. Đáng chú ý trong các năm 2006, 2012 và 2017 thị trường ô tô suy giảm sâu do sự ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách trong nước.

Đại diện doanh nghiệp CNHT ngành công nghiệp ô tô, đánh giá CNHT còn yếu và thiếu thông tin liên kết và chưa chú ý đầu tư công nghệ để ngành này vươn lên mạnh mẽ. Ảnh: P.ĐIỀN

Ngoài ra, việc xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với xe nguyên chiếc nguồn gốc xuất xứ từ ASEAN cũng khiến thị trường khó dự đoán hơn.

Về lĩnh vực nhập khẩu công nghiệp ô tô Việt Nam đạt 3,5 tỉ USD phụ tùng linh kiện, còn xuất khẩu ngành công nghiệp này đạt 4,4 tỉ USD. “Con số 4,4 tỉ USD xuất khẩu phụ tùng linh kiện ô tô, chủ yếu từ các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam”, bà Thúy nói.

Về tương quan công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp ô tô, hiện Việt Nam có 20 doanh nghiệp, còn Thái Lan có 16 doan nghiệp. Ngược lại Thái Lan có tới gần 700 nhà cung cấp cấp 1 (gồm cơ khí, điện tử, cao su, nhựa và hóa chất), còn Việt Nam chỉ có 84 doanh nghiệp.

Từ những phân tích, bà Thúy đánh giá quy mô thị trường ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam còn nhỏ, cùng đó các công nghiệp hỗ trợ chưa lớn mạnh đã đẩy chi phí sản xuất lại tăng cao, đẩy giá thành của xe ô tô lên cao.

Ngược lại, các chính sách liên quan đến nhập khẩu ô tô gần đây cũng có tác động đến hoạt động sản xuất ô tô trong nước.

Các doanh nghiệp CNHT trong nước chưa chú trọng quảng bá hình ảnh, cập nhật thông tin khiến tính tương giữa các doanh nghiệp cùng ngành còn hạn chế.

Đại diện các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tham gia hội thảo cho rằng, ngành công nghiệp hỗ trợ hiện gặp nhiều khó khăn, vì vậy họ rất mong đợi tại hội thảo này sẽ có nhiều ý kiến phân tích về những thuận lợi và khó khăn trong lĩnh vực này và định hướng phát triểncông nghiệp hỗ trợ trong tương lai.

Thế nhưng, các ý kiến của hội thảo này mới đưa ra các số liệu và tổng quan về công nghiệp 4.0, chưa có các phân tích, đánh giá sát thực trạng những thách thức mà ngành công nghiệp hỗ trợ đang gặp phải và định hướng phát triển trong công nghiệp 4.0.

Một nghịch lý khác, trong khi ngành công nghiệp hỗ trợ công nghiệp ô tô các nước phát triển mạnh mẽ và họ thường cập nhật, đưa các thông tin chính xác về năng lực thực sự của họ để các nhà sản xuất ô tô tìm kiếm so sánh với các đối tác khác, thì các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước lại chưa làm tốt điều này, khiến cách quảng bá hình ảnh, năng lực doanh nghiệp bị hạn chế.

Đại diện một doanh nghiệp lĩnh vực cơ khí, thừa nhận ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước quy mô còn nhỏ, nhu cầu về linh kiện dù nhiều chi tiết nhưng không lớn nên công nghiệp hỗ trợ chưa thể phát triển mạnh mẽ.

Do vậy, các doanh nghiệp cũng chưa tâm huyết đầu tư về công nghệ, quản lý hệ thống và nhân sự đáp ứng quản lý, điều hành theo tiêu chí công nghiệp 4.0.

Về đề này, ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công thương TP.HCM, đánh giá hiện nhu cầu công nghiệp hỗ trợ rất cần thiết và chưa có sự kiết nối giữa các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này với các doanh nghiệp lắp ráp, sản xuất trong nước và nước ngoài.

Theo ông Phương, trên thực tế quy mô là số lượng các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ tại TP.HCM còn khiêm tốn (khoảng 1.200 doanh nghiệp), chủ yếu cung ứng linh kiện nhỏ lẻ cho các doanh nghiệp trong nước và nhà cung ứng cấp 3-4 cho doanh nghiệp nước ngoài.

“TP đã thành lập Trung tâm phát triển CNHH từ hai năm nay, trung tâm này sẽ là đầu mối kết nối, cập nhật các thông tin, dữ liệu của các doanh nghiệp lĩnh vực CNHH để tương tác với các nhà sản xuất, lắp ráp nội địa và quốc tế.

Theo Phong Điền/Pháp luật TP. HCM

Có thể bạn quan tâm

ROX Group xuất sắc nhận “cú đúp” giải thưởng tại APEA 2024

ROX Group xuất sắc nhận “cú đúp” giải thưởng tại APEA 2024

Chiến lược tái định vị thương hiệu ấn tượng cùng nỗ lực khẳng định vị thế trong nước và quốc tế đã giúp ROX Group ghi tên mình vào bảng vàng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” và “Thương hiệu truyền cảm hứng” của Asia Pacific Enterprise Awards (APEA) 2024...

Tetra Pak kỷ niệm 30 năm thành lập

Tetra Pak kỷ niệm 30 năm thành lập Tetra Pak Việt Nam

Với sứ mệnh "Bảo vệ chất lượng tốt: Thực phẩm, con người và hành tinh", Tetra Pak luôn hướng tới một tương lai bền vững, cung cấp thực phẩm an toàn và chất lượng, thúc đẩy hợp tác trong ngành, và dẫn dắt chuyển đổi bền vững mang lại lợi ích lợi tốt đẹp cho cộng đồng và môi trường.

TNL được vinh danh tại Dot Property Awards Vietnam 2024

TNL được vinh danh tại Dot Property Awards Vietnam 2024

Tại lễ trao giải Dot Property Awards Vietnam 2024, Công ty Cổ phần Đầu tư và Cho thuê Tài sản TNL (TNL Lease Property and Investment JSC) đã được vinh danh trong hạng mục Vietnam’s Best Real Estate Service Firms - Công ty dịch vụ bất động sản tốt nhất Việt Nam...

Khách hàng mua sắm tại siêu thị WinMart

WinCommerce tiếp tục mang về lợi nhuận trong tháng 7/2024

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước theo giá hiện hành tháng 7/2024 ước đạt 528,3 nghìn tỷ đồng, tăng 9,4% so với cùng kỳ năm trước và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì xu hướng này đến cuối năm...