Oceanbank đổi tên thành MBV và có lãnh đạo mới từ MB

Oceanbank sẽ đổi tên thành MBV từ 18/12 và vừa bầu chủ tịch, tổng giám đốc mới là nhân sự của Ngân hàng MB...

Oceanbank đổi tên thành MBV và có lãnh đạo mới từ MB

Ngân hàng Quân đội (MB) vừa thông báo về việc đổi tên và bổ nhiệm nhân sự đối với Ngân hàng Đại dương (Oceanbank), sau gần một tháng nhận chuyển giao bắt buộc nhà băng 0 đồng này.

Theo đó, Oceanbank sẽ được đổi tên thành Ngân hàng thương mại trách nhiệm hữu hạn một thành viên Việt Nam hiện đại, gọi tắt là MBV, từ ngày 18/10.

Đồng thời, các lãnh đạo của MB cũng đã đảm nhiệm vị trí chủ tịch và tổng giám đốc tại Oceanbank từ ngày 10/12.

Cụ thể, Hội đồng quản trị Ngân hàng Quân đội bổ nhiệm ông Vũ Thành Trung - người đang là Phó chủ tịch kiêm thành viên ban điều hành MB - làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng Đại dương (Oceanbank). Đồng thời, ông Trung vẫn sẽ đồng thời là Phó chủ tịch MB và phụ trách khối ngân hàng số của MB.

Ông Trung sinh năm 1981, là cử nhân kinh tế đối ngoại đại học ngoại thương, thạc sỹ quản trị kinh doanh International University of Japan. Theo giới thiệu, ông Trung đã gắn bó 14 năm với Tập đoàn MB. Ông có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực đầu tư, bán lẻ, phụ trách các khối trọng yếu của MB. Ông là nhân sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình đưa ngân hàng này tiên phong về chuyển đổi số.

Cùng ngày 10/12, ông Lê Xuân Vũ cũng được bổ nhiệm làm Thành viên Hội đồng thành viên kiêm Tổng giám đốc Oceanbank. Trước đây, ông Vũ là Thành viên ban điều hành MB kiêm Phó tổng giám đốc Oceanbank.

Ông Lê Xuân Vũ cũng mới được giao đảm nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc thường trực OceanBank từ giữa tháng 10. Ông có gần 30 năm kinh nghiệm và nhiều năm đảm nhiệm các vị trí quản lý cấp cao tại các tổ chức tín dụng uy tín, đặc biệt trong lĩnh vực chuyển đổi, hiện đại hóa ngân hàng.

Ông Vũ Thành Trung (bên trái) - Chủ tịch Oceanbank và ông Lê Xuân Vũ (bên phải) - Tổng giám đốc Oceanbank. Ảnh: MB
Ông Vũ Thành Trung (bên trái) - Chủ tịch Oceanbank và ông Lê Xuân Vũ (bên phải) - Tổng giám đốc Oceanbank. Ảnh: MB

OceanBank xuất thân là Ngân hàng nông thôn Hải Hưng. Sau khi được ông Hà Văn Thắm tham gia mua lại cổ phần, nhà băng này chuyển đổi mô hình sang ngân hàng đô thị, đổi tên thành Ngân hàng Đại Dương vào 2007. Sau sự kiện ông Thắm bị bắt, OceanBank được Ngân hàng Nhà nước mua lại giá 0 đồng và VietinBank hỗ trợ quản trị. Tới giữa tháng 10, Oceanbank được chuyển giao bắt buộc về MB.

Tại đại hội cổ đông thường niên các năm gần đây, lãnh đạo của MB cho biết việc nhận chuyển giao bắt buộc không yêu cầu nhà băng nhận chuyển giao phải bỏ tiền mua, do đây là đơn vị yếu kém trong diện tái cơ cấu đã được mua lại 0 đồng.

Để xử lý khoản lỗ lũy kế của ngân hàng 0 đồng, lãnh đạo MB nói biện pháp quan trọng nhất vẫn là sự hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước. Theo đó, ngân hàng nhận chuyển giao sẽ được vay với lãi suất 0% trong thời gian tái cơ cấu, được phép tăng trưởng quy mô cao hơn.

Nếu tái cơ cấu không thành công, ngân hàng nhận chuyển giao không thể trả lại ngân hàng 0 đồng cho Nhà nước, nhưng có thể bán đi như một khoản đầu tư hoặc IPO chuyển thành ngân hàng cổ phần, lãnh đạo MB từng chia sẻ.

Xem thêm

Hành trình "0 đồng" của OceanBank, CBBank và GP Bank

Hành trình "0 đồng" của OceanBank, CBBank và GP Bank

Việt Nam đã chứng kiến sự ra đời của ngân hàng "0 đồng" khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp mua lại các tổ chức gặp khó khăn như GP Bank, OceanBank và CBBank. Hành động này không chỉ bảo vệ người gửi tiền mà còn mở ra những bài học quý giá về quản trị và giám sát trong ngành ngân hàng...

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Việc hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả kiến thức hoạch định tài chính cá nhân không chỉ nâng tầm chất lượng dịch vụ tư vấn bảo hiểm, mà còn góp phần định hình sự phát triển bền vững cho cả nghề nghiệp lẫn ngành bảo hiểm…

Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp phép nhập khẩu vàng trở lại, bỏ độc quyền vàng miếng

Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp phép nhập khẩu vàng trở lại, bỏ độc quyền vàng miếng

Cục trưởng Cục quản lý ngoại hối cho biết Ngân hàng Nhà nước sẽ cấp giấy phép cho một số doanh nghiệp, ngân hàng đáp ứng điều kiện được sản xuất vàng miếng; được nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và phục vụ nhu cầu vàng nguyên liệu cho sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ...