Chiều nay chính thức chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng: CBBank cho Vietcombank, OceanBank cho MB

Trong chiều nay (17/10), Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng mua bắt buộc. Cụ thể, CBBank sẽ được chuyển giao cho Vietcombank. OceanBank chuyển giao cho ngân hàng MB...

Chiều nay chính thức chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng: CBBank cho Vietcombank, OceanBank cho MB

Chiều ngày 17/10, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức Họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng quý 3/2024.

Phát biểu tại buổi họp, ông Nguyễn Đức Long, Phó Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ tổ chức lễ chuyển giao 2 ngân hàng mua bắt buộc. Cụ thể, ngân hàng CBBank được chuyển giao cho ngân hàng Vietcombank và ngân hàng OceanBank chuyển giao cho ngân hàng MB.

"Việc chuyển giao này nhằm mục tiêu đưa các ngân hàng này quay trở lại thị trường, tiền gửi của người dân sẽ được đảm bảo trước và sau chuyển giao. Còn đối với các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc sẽ thực hiện một số biện pháp hỗ trợ theo quy định của pháp luật hiện hành", ông Nguyễn Đức Long thông tin.

ong-long-9818.jpg
Ông Nguyễn Đức Long, Phó Chánh Thanh tra, Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước

Việc chuyển giao 2 ngân hàng 0 đồng trên không quá bất ngờ. Thậm chí, nhiều đơn vị còn phân tích khá nhiều về những hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước đối với Vietcombank và MB khi tiếp nhận chuyển giao.

Thậm chí, lãnh đạo của ngân hàng Vietcombank cũng đã từng đề cập đến lợi ích khi nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng yếu kém, khẳng định đây là một phần trách nhiệm và cũng là cơ hội cho Vietcombank. Bởi ngân hàng chỉ làm tốt khi nằm trong một hệ thống ngân hàng ổn định.

Mặt khác, Vietcombank có thể nhận được sự hỗ trợ, điều kiện từ phía Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, theo quy định tại Luật các tổ chức tín dụng, các quy định của pháp luật có liên quan được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tại Phương án chuyển giao bắt buộc. Điều này tạo ra cho ngân hàng động lực mới, cơ hội phát triển mới trong thời gian tới.

Tại Đại hội cổ đông thường niên 2024 vừa qua, ban lãnh đạo Vietcombank tiếp tục nhấn mạnh lại những lợi ích khi tiếp nhận ngân hàng yếu kém.

Theo ông Đỗ Việt Hùng, Thành viên Hội đồng quản trị, nếu nhận chuyển giao ngân hàng yếu kém, Vietcombank sẽ được cấp hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn, đã được Luật các tổ chức tín dụng 2024 quy định. Ngoài ra, tổ chức nhận chuyển giao sẽ có quyền định đoạt, xử lý tổ chức chuyển giao bắt buộc: nếu tìm được tổ chức nước ngoài phù hợp, có thể bán tổ chức nhận chuyển giao, duy trì hoặc có phương án khác như chuyển đổi, cải cách (chẳng hạn như chuyển sang ngân hàng số).

Với MB, Chủ tịch Lưu Trung Thái cho biết tại Đại hội đồng cổ đông 2024: "Nếu được phê duyệt phương án nhận chuyển giao bắt buộc ngân hàng 0 đồng thì mức tăng trưởng của ngân hàng sẽ cao hơn".

Trước đó, ban lãnh đạo của MB cũng đã nhiều lần chia sẻ về những lợi ích khi tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém.

Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022, lãnh đạo nhà băng này cho biết, việc nhận chuyển giao bắt buộc một tổ chức tín dụng giúp MB có cơ hội tăng trưởng quy mô cao hơn mức tăng trưởng bình quân thị trường khoảng 1,5-2 lần trong dài hạn. Đồng thời, cải thiện thứ hạng cạnh tranh và có nhiều không gian tăng trưởng mới.

Cùng với đó, với việc tối ưu mạng lưới kênh phân phối của MB và tổ chức tín dụng được chuyển giao bắt buộc cùng với các điều kiện ưu tiên được phát triển mạng lưới trong tương lai sẽ giúp MB tiết kiệm thời gian và chi phí đầu tư, tăng độ bao phủ phục vụ khách hàng theo chiến lược bán lẻ và chuyển đổi số của MB.

Không chỉ vậy, trong thời gian thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc, MB được xử lý phần vốn góp, xử lý cổ phần dưới các hình thức phù hợp hoặc sáp nhập theo phương án chuyển giao bắt buộc được phê duyệt, qua đó MB có cơ hội tạo giá trị thặng dư vốn và/ hoặc tăng quy mô cho MB.

Ngoài ra, theo quy định, những ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc tổ chức tín dụng yếu kém có thể được nới tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư ngoại từ mức 30% lên 49%.

Dù không được hưởng cơ chế này, nhưng bù lại, Vietcombank có thể được trả cổ tức bằng cổ phiếu từ toàn bộ lợi nhuận còn lại sau trích lập các quỹ để tăng vốn tự có (trong các năm xử lý lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng), thay vì phải chi một phần cổ tức tiền mặt theo yêu cầu của Bộ Tài chính như các năm trước.

Không chỉ vậy, với những tổ chức tín dụng trong diện phải chuyển giao bắt buộc, Ngân hàng Nhà nước cũng xây dựng các cơ chế ưu đãi như: được Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt với lãi suất ưu đãi đến 0% trong thời gian thực hiện chuyển giao bắt buộc, không phải thực hiện các tỷ lệ an toàn hoạt động, không bị giới hạn tăng trưởng tín dụng hàng năm…

Liên quan đến "số phận" những ngân hàng 0 đồng khác, đại diện Ngân hàng Nhà nước cho biết thêm, hai ngân hàng DongABank và GPBank, Ngân hàng Nhà nước sẽ chỉ đạo các ngân hàng nhận chuyển giao thực hiện và rà soát phương án để trình các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện.

Xem thêm

Hành trình "0 đồng" của OceanBank, CBBank và GP Bank

Hành trình "0 đồng" của OceanBank, CBBank và GP Bank

Việt Nam đã chứng kiến sự ra đời của ngân hàng "0 đồng" khi Ngân hàng Nhà nước can thiệp mua lại các tổ chức gặp khó khăn như GP Bank, OceanBank và CBBank. Hành động này không chỉ bảo vệ người gửi tiền mà còn mở ra những bài học quý giá về quản trị và giám sát trong ngành ngân hàng...

Bảo hiểm nhân thọ “lấy lại phong độ”, kìm hãm đà rơi

Bảo hiểm nhân thọ “lấy lại phong độ”, kìm hãm đà rơi

Tốc độ giảm doanh thu của khối bảo hiểm nhân thọ tuy chưa được đảo chiều, nhưng đã có dấu hiệu chậm lại. Những quy định mới được ban hành kỳ vọng sẽ "lành mạnh hóa" việc bán bảo hiểm liên kết đầu tư, giúp ngành này đi đúng hướng, đảm bảo phát triển bền vững và chuyên nghiệp hơn...

Techcombank “chia tay” Manulife, bancassurance liệu đã hết thời?

Techcombank “chia tay” Manulife, bancassurance liệu đã hết thời?

Sau hơn một thập kỷ hợp tác, Techcombank thông báo sẽ chấm dứt hợp đồng độc quyền với Manulife. Quyết định này đặt ra nhiều nghi vấn về tương lai của bancassurance. Với những thách thức đang hiện hữu, con đường phát triển của lĩnh vực này dường như vẫn còn rất mờ mịt...

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Đổi tiền online: Cẩn thận “tiền mất, tật mang”

Dịp cận Tết là cơ hội cho các loại hình kinh doanh tiền mới, tiền có seri đẹp, tiền lưu niệm độc lạ để làm lì xì hoặc quà Tết, nhưng những dịch vụ này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người tiêu dùng...