OceanBank rao bán lần thứ 5 khoản nợ hơn 800 tỷ của chủ sân golf Đầm Vạc

Tổng nghĩa vụ nợ của CTCP Xây dựng và Phát triển Đô thị (CUD), chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng sân golf Đầm Vạc tạm tính đến hết ngày 7/4/2022 là gần 808 tỷ đồng. Giá khởi điểm lần này OceanBank đưa ra là hơn 658 tỷ đồng.
OceanBank rao bán lần thứ 5 khoản nợ hơn 800 tỷ của chủ sân golf Đầm Vạc

Ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) vừa rao bán lần thứ 5 khoản nợ hơn 800 tỷ đồng của CTCP Xây dựng và Phát triển Đô thị (CUD), chủ đầu tư Dự án đầu tư xây dựng sân golf Đầm Vạc.

Giá khởi điểm lần này OceanBank đưa ra là hơn 658 tỷ đồng, giảm hơn 150 tỷ đồng so với lần rao bán đầu tiên hồi tháng 3. 

Khoản nợ xấu của CUD tại OceanBank phát sinh theo hợp đồng tín dụng từ tháng 8/2007. Tổng nghĩa vụ nợ tạm tính đến hết ngày 7/4/2022 là gần 808 tỷ đồng. Trong đó, nợ gốc là hơn 229,8 tỷ đồng và tổng lãi, phạt là 578,1 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo cho khoản nợ là toàn bộ tài sản gắn liền với đất, đã, đang hoặc sẽ hình thành bao gồm nhưng không giới hạn sân golf, công trình câu lạc bộ, công trình khách sạn 5 sao, hệ thống giao thông nội bộ, bãi đỗ xe, khu bảo dưỡng sân golf, các công trình phụ trợ khác... gắn liền với diện tích đất 503.200m2 thuộc quyền sử dụng của CTCP Xây dựng và Phát triển đô thị (CUD) trong thời hạn đến ngày 3/2/2054 tại địa chỉ xã Thanh Trù, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Khu đất trên được UBND tỉnh Vĩnh Phúc chấp thuận đầu tư xây dựng dự án sân golf Đầm Vạc và khu biệt thự, nhà vườn Mậu Lâm Đầm Vạc, thị xã Vĩnh Yên từ năm 2014 và phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 sân golf và khu biệt thự, nhà vườn Mậu Lâm Đầm Vạc, thành phố Vĩnh Yên (lần 1) năm 2013.

Liên quan đến khoản nợ và tài sản đảm bảo của hợp đồng, OceanBank dẫn Báo cáo tài chính năm 2016 được kiểm toán bởi Công ty TNHH kiểm toán TTP nêu rõ: Ngày 26/11/2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1946/QĐ-TTg về việc: Phê duyệt quy hoạch sân golf đến năm 2020. Theo đó, dự án của CUD thuộc diện phải chia tách hoạt động sân golf độc lập với khu đô thị. Vì vậy, CUD đã dùng các tài sản là sân golf góp vốn vào pháp nhân mới để vận hành sân golf (Công ty CP Khu nghỉ dưỡng và sân golf Đầm Vạc).

Các cổ đông CUD đã cùng thỏa thuận thành lập pháp nhân mới quản lý khai thác phần sân golf theo hướng dẫn của UBND tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi pháp nhân mới thành lập, các cổ đông cũ và cổ đông mới tại CUD đã hoán đổi cổ phần tại CUD sang cổ phần của CTCP Khu nghỉ dưỡng sân golf Đầm Vạc. Việc hoán đổi cổ phần này, tại CUD đã phát sinh một khoản công nợ phải thu từ các cổ đông hoán đổi chuyển sang cổ đông CTCP Khu nghỉ dưỡng và sân golf Đầm Vạc với số tiền 276,7 tỷ đồng.

Theo OceanBank, CUD đã mang toàn bộ tài sản thế chấp góp vốn vào CTCP Khu nghỉ dưỡng và sân golf Đầm Vạc và đã chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần góp vốn của mình tại CTCP Khu nghỉ dưỡng và sân golf Đầm Vạc cho các tổ chức, cá nhân khác. Đây là vi phạm của CUD thực hiện đúng nghĩa vụ của Bên thế chấp. OceanBank đã yêu cầu CUD trả lại nguyên trạng tài sản thế chấp nhưng đến nay công ty vẫn chưa thực hiện được.

Xem thêm

Vì sao Oceanbank phải "dứt tình" với PV- SSG?

Vì sao Oceanbank phải "dứt tình" với PV- SSG?

Theo một nguồn tin từ phía Oceanbank, ngoài việc phải bán cổ phần nắm giữ tại PV-SSG theo yêu cầu của NHNN và thu hồi khoản đầu tư không hiệu quả thì ngân hàng này không phát sinh dư nợ của PV-SSG, kh

Có thể bạn quan tâm

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Ngành ngân hàng 2025: Lợi nhuận trước thuế dự báo tăng 15%, chất lượng tài sản dần cải thiện

Theo dự báo của VCBS, lợi nhuận trước thuế toàn ngành ngân hàng sẽ duy trì mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 15% trong cả hai năm 2024 và 2025. Đồng thời, chất lượng tài sản toàn ngành ngân hàng sẽ dần được cải thiện, nhờ vào đà phục hồi của nền kinh tế và hiệu quả từ các chính sách hỗ trợ...