Đã có phương án xử lý với CBBank và OceanBank

Trong số 3 ngân hàng được chuyển giao bắt buộc, Chính phủ cho biết đã có phương án xử lý đối với 2 nhà băng là CBBank và OceanBank.
Đã có phương án xử lý với CBBank và OceanBank

Chính phủ vừa có Báo cáo "Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022".

Trong đó, Chính phủ đã tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình triển khai Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 và xây dựng, hoàn thiện Đề án cho giai đoạn 2021-2025.

Tiếp tục chỉ đạo các tổ chức tín dụng xây dựng kế hoạch xử lý nợ xấu phù hợp với diễn biến dịch bệnh; tích cực nâng cao chất lượng tài sản, kiểm soát chất lượng tín dụng để hạn chế phát sinh nợ xấu mới; tự xử lý nợ xấu bằng các biện pháp đôn đốc khách hàng trả nợ; bán, phát mại tài sản bảo đảm của khoản nợ; bán nợ theo cơ chế thị trường; sử dụng dự phòng rủi ro...

Đặc biệt, Chính phủ đã chủ động, tích cực triển khai nhiều giải pháp để xử lý 3 ngân hàng mua bắt buộc và Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á, tìm kiếm đối tác, đàm phán với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài có nguyện vọng tham gia cơ cấu lại ngân hàng; sắp xếp lại mạng lưới hoạt động, tiết giảm chi phí, triển khai các hoạt động kinh doanh an toàn... trên nguyên tắc quyết liệt, thận trọng, chặt chẽ.

Đồng thời, rà soát, hoàn thiện phương án cơ cấu lại theo định hướng mới, trong đó đã có phương án xử lý đối với Ngân hàng Xây dựng (CBBank) và Ngân hàng Đại dương (OceanBank).

Tại ĐHĐCĐ thường niên vừa diễn ra của Vietcombank và MBBank, lãnh đạo hai ngân hàng này đã đều đề cập tới kế hoạch tham gia tái cơ cấu một ngân hàng yếu kém theo hình thức chuyển giao bắt buộc.

Trong đó, 2 nhà băng này đều cho rằng việc nhận chuyển giao bắt buộc một ngân hàng sẽ mở rộng quy mô kinh doanh, khách hàng, mạng lưới và mang lại lợi ích cho cổ đông.

Bên cạnh đó, việc tham gia tái cơ cấu ngân hàng yếu kém sẽ 2 nhà băng được áp dụng một số biện pháp hỗ trợ, như được ưu tiên cho vay vượt 15-25% vốn tự có; cho vay trung dài hạn bằng ngoại tệ đối với các dự án trọng điểm; tăng thị phần phục vụ các dự án vốn tín dụng quốc tế trong suốt thời gian tổ chức tín dụng chưa hết lỗ luỹ kế…

Theo quy định, NHNN cũng sẽ không giới hạn tăng trưởng tín dụng với các ngân hàng tham gia tái cơ cấu nếu đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định. Ngân hàng nhận chuyển giao sẽ được dùng toàn bộ lợi nhuận sau trích quỹ để trả cổ tức bằng cổ phiếu tăng vốn (trong các năm xử lý lỗ lũy kế của tổ chức tín dụng nhận chuyển giao)…

Với tổ chức tín dụng yếu kém, sau khi được nhận chuyển giao bắt buộc, tổ chức sẽ hoạt động dưới hình thức ngân hàng TNHH MTV do Vietcombank và MBBank sở hữu 100% vốn nhưng không hợp nhất kết quả kinh doanh vào báo cáo tài chính của 2 nhà băng này.

Bên cạnh đó, Vietcombank và MBBank cũng không góp vốn vào ngân hàng yếu kém trong thời gian ngân hàng còn lỗ lũy kế.

Xem thêm

NHNN sẽ xử lý, cơ cấu lại 2 ngân hàng yếu kém

NHNN sẽ xử lý, cơ cấu lại 2 ngân hàng yếu kém

NHNN triển khai ngay việc xử lý, cơ cấu lại 2 ngân hàng thương mại yếu kém đã được cấp có thẩm quyền thông qua chủ trương; tiếp tục khẩn trương xây dựng phương án xử lý, cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém còn lại.

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...