Ông Binu Jacob - TGĐ Nestlé Việt Nam: CSI là bộ quy chiếu để chúng tôi đánh giá chính mình

Thương Gia tiếp tục trao đổi với một trong những doanh nghiệp được vinh danh là DN bền vững nhiều năm liền. Đại diện Nestlé Việt Nam – ông Binu Jacob cho rằng, tham dự chương trình là cơ hội để Nestlé Việt Nam tự đánh giá bản thân trong quá trình PTBV.
Ông Binu Jacob - TGĐ Nestlé Việt Nam: CSI là bộ quy chiếu để chúng tôi đánh giá chính mình

Đồng thời, theo ông Jacob, đây cũng là nơi chia sẻ kinh nghiệm cũng như tham gia vào các sáng kiến, chương trình chung vì mục tiêu PTBV tại Việt Nam của Nestlé Việt Nam. 

Là một trong số những doanh nghiệp được vinh danh là doanh nghiệp bền vững nhiều năm liền của Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam do VCCI-VBCSD tổ chức, ông có thể chia sẻ đôi điều về kinh nghiệm trong quá trình tham gia?

Công ty Nestlé Việt Nam được thành lập từ năm 1995 đã liên tục mở rộng đầu tư, đa dạng hóa các sản phẩm phục vụ nhu cầu thực phẩm, dinh dưỡng với mục tiêu tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người, hôm nay và những thế hệ mai sau. Trong hơn 25 năm hình thành và phát triển, Nestlé Việt Nam cam kết đi tiên phong trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững với triết lý tập đoàn hàng đầu thế giới gắn kết và thấu hiểu địa phương.

Trong tất cả hoạt động Nestlé đều hợp tác chặt chẽ với các đối tác tại Việt Nam để “Tạo Giá Trị Chung”, là đóng góp vào xã hội trong khi vẫn đảm bảo sự thành công lâu dài trong kinh doanh và các mục tiêu đó nếu muốn bền vững phải gắn với một tầm nhìn vào tương lai.

Chương trình đánh giá, công bố các doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam do VCCI-VBCSD tổ chức với bộ chỉ số CSI bao gồm các kết quả thực hiện trong phát triển bền vững, các chỉ số về quản trị, các chỉ số về môi trường và các chỉ số về lao động - xã hội trong 3 năm liên tiếp. Đây là bộ một tiêu chí đánh giá rất toàn diện trong quản trị doanh nghiệp về phát triển bền vững, giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ thực hiện và tiến bộ qua từng năm. Để có thể đáp ứng bộ chỉ số CSI, doanh nghiệp cần có những chiến lược và chính sách tương ứng đi kèm với kết quả thực hiện cụ thể, trong đó việc chấp hành pháp luật hiện hành trong các lĩnh vực liên quan được xem là yếu tố cơ bản. Bộ chỉ số CSI cũng đòi hỏi cần có nguồn dữ liệu và thông tin từ tất cả các bộ phận trong công ty, bao gồm cả những thông tin mang tính nội bộ và bảo mật liên quan đến hoạt động kinh doanh và vận hành của công ty. Chúng tôi nghĩ đây là khó khăn và thử thách cho những doanh nghiệp lần đầu tiên tham gia.

Ông đánh giá như thế nào về tác động của Bộ Chỉ số CSI đến Nestlé?

Nestlé Việt Nam là một trong những doanh nghiệp nhiều năm liền nằm trong top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam. Năm nay chúng tôi vinh dự được bầu làm Đồng Chủ tịch Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Việt Nam (VBCSD), thành lập bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).

Trên cơ sở phối hợp với tất cả đối tác liên quan, chúng tôi đã và đang nỗ lực để đạt được các mục tiêu SDGs tại tất cả các thị trường mà Nestlé hoạt động, bao gồm tại Việt Nam. Thông qua báo cáo bền vững hằng năm, chúng tôi sẽ đo lường và đánh giá được tiến bộ thực hiện và đạt được các mục tiêu SDGs này đến đâu.

Để tối đa hóa nguồn lực và đảm bảo tiến độ đạt được, hiện nay chúng tôi tập trung để giải quyết những mục tiêu mà cả Việt Nam và thế giới đang ưu tiên. Cụ thể gồm: Chung tay ứng phó với vấn đề biến đổi khí hậu: giảm thiểu lượng phát thải CO2 trong toàn bộ hoạt động và chuỗi cung ứng; Bảo vệ nguồn tài nguyên nước bền vững.; Xây dựng và định hình một tương lại không rác thải: tiên phong trong nghiên cứu và phát triển, tiến tới năm 2025 toàn bộ bao bì sản phẩm của chúng tôi đều có thể tái chế và tái sử dụng, Quản lý chuỗi cung ứng bền vững.

Chương trình Đánh giá, Công bố Doanh nghiệp bền vững tại Việt Nam là chương trình uy tín; việc được bình chọn trong danh sách “Doanh nghiệp bền vững” chính là một danh hiệu đáng tự hào, là sự ghi nhận của Chính phủ, các Bộ, ban ngành, cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, xã hội về các hoạt động của doanh nghiệp tiên phong có những đóng góp xuất sắc vào sự phát triển bền vững của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Liên tục nằm trong TOP 10 doanh nghiệp sản xuất trong nhiều năm qua là một niềm vinh dự rất lớn cho Nestlé Việt Nam. Việc tham gia Chương trình giúp chúng tôi đánh giá và rà soát lại các hoạt động trong phát triển bền vững của công ty thông qua việc tham chiếu với bộ chỉ số CSI được công bố hằng năm để đảm bảo việc tuân thủ những quy định pháp luật liên quan. Thông qua chương trình và các hoạt động liên quan của VBCSD, giúp chúng tôi có có cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và sáng kiến trong PTBV của công ty cũng như có cơ hội học hỏi và tích cực tham gia vào các sáng kiến, chương trình chung vì mục tiêu PTBV tại Việt Nam.

Việc giãn cách kéo dài khiến doanh nghiệp của Nestlé gặp phải những trở ngại gì?

Các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức do tác động của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam gồm các vấn đề về hậu cần, nhu cầu tiêu dùng giảm, vấn đề an toàn tại nơi làm việc, thiếu nhân công, và đặc biệt là đứt gãy chuỗi cung ứng.

Theo số liệu của Nielsen Retail Index, tính đến cuối tháng 7/2021, sau khi phục hồi từ tác động của đại dịch Covid-19 năm ngoái, sự tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng nhanh tại Việt Nam một lần nữa bị ảnh hưởng bởi làn sóng Covid-19 thứ 4 diễn ra từ tháng 5 vừa qua dẫn đến sự tăng trưởng của ngành hàng sụt giảm mạnh trong tháng 6 và 7/2021. Cụ thể, nếu trong Quý 1/2021, sự tăng trưởng theo giá trị danh nghĩa của ngành hàng so với cùng kỳ năm trước là -3.8% thì trong tháng 4 và 5 con số này tăng lên tới 10.4%. Tuy nhiên, trong giai đoạn tháng 6 và 7 thì sự tăng trưởng này sụt giảm còn -5.4%, thấp hơn cả con số của Quý 1.

Các doanh nghiệp trong ngành thực phẩm và đồ uống phải đương đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức do tác động của đợt dịch bênh lần này như vấn đề về hậu cần, nhu cầu tiêu dùng giảm, vấn đề an toàn tại nơi làm việc, thiếu nhân công và đặc biệt là đứt gẫy chuỗi cung ứng.

Ngành hàng thực phẩm và đồ uống đang tập trung vào 3 ưu tiên chính trong thời gian diễn ra đại dịch đó là 1) Sự an toàn của nhân viên, 2) Đảm bảo tính liên tục trong kinh doanh, và 3) Thực hiện các chương trình và hoạt động hỗ trợ cộng đồng phòng chống đại dịch.

Chiến lược PTBV của Nestlé có sự thay đổi nào khi dịch Covid-19 diễn ra? Sự thay đổi này giúp ích cho Nestlé như thế nào?

Mục đích hoạt động của tập đoàn Nestlé nhằm tối ưu hóa vai trò của thực phẩm để nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi người, hôm nay và cho cả những thế hệ mai sau. Để thực hiện được điều này, chúng tôi có các hoạt động cụ thể nhằm tạo ra ảnh hưởng và sự thay đổi tích cực trên cả ba lĩnh vực: Cho cá nhân & gia đình, cho cộng đồng và cho hành tinh.

Ba lĩnh vực này đều liên quan với nhau, và các nỗ lực của chúng tôi dành cho mỗi một lĩnh vực được hỗ trợ thông qua các cam kết cụ thể. Những cam kết này sẽ cho phép chúng tôi đạt được các mục tiêu của mình vào năm 2030, đóng góp vào việc thực hiện các Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững (SDGs).

Về mặt kinh doanh, chúng tôi mong muốn tiếp tục thực hiện các hoạt động kinh doanh gắn chặt với những lợi ích phát triển kinh tế, xã hội một cách bền vững thông qua việc 1) Đem đến các sản phẩm dinh dưỡng chất lượng Thụy Sỹ, an toàn, đáp ứng khẩu vị đa dạng và phong phú của người tiêu dùng Việt Nam, 2) Đóng góp cho sự phát triển những cộng đồng thịnh vượng, và 3) Phát triển bền vững và góp phần quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên cho tương lai. Mục tiêu của chúng tôi là thực sự trở thành công ty toàn cầu mang bản sắc Việt Nam.

Nhằm đương đầu với rất nhiều khó khăn và thách thức do tác động của làn sóng Covid-19 lần thứ 4 tại Việt Nam Bên cạnh 3 nhóm ưu tiên chống dịch bệnh, Nestlé Việt Nam cũng có uỷ ban về bền vững, nhóm họp hàng tháng để thảo luận, và có các nhóm công tác khác nhau để hướng đến phát triển bền vững. Chúng tôi xác định, đồng hành cùng các bên liên quan và phát triển bền vững một cách toàn diện là chiến lược vượt qua khủng hoảng, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID – 19 gây nhiều tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế - xã hội.

Xin cảm ơn ông về sự chia sẻ này.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2024 đạt 6,9%

VNDirect đã nâng dự báo tăng trưởng GDP năm 2024 của Việt Nam từ 6,7% lên 6,9%, đồng thời cho rằng GDP quý 4/2024 sẽ tăng 7,1%. Công ty chứng khoán này cũng đưa ra kịch bản lạc quan GDP của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 6,9% trong năm 2025...

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

VACOD-HBA thúc đẩy “nâng tầm” doanh nghiệp về kế toán, kiểm toán, AI

TS Nguyễn Hồng Sơn, Chủ tịch VACOD-HBA mong muốn các doanh nghiệp không chỉ phát huy bản lĩnh, tinh thần vượt khó của “những người lính thời bình”, nắm bắt công nghệ mới, không ngừng học hỏi để giúp phát triển doanh nghiệp bền vững, mà còn xây dựng thành công văn hoá kinh doanh trong doanh nghiệp...