Ông Đinh La Thăng tiếp tục hầu tòa vào ngày 19/3

TAND TP Hà Nội vừa có quyết định đưa vụ án góp vốn tại OceanBank gây thiệt hại cho PVN 800 tỉ đồng ra xét xử theo trình tự sơ thẩm vào ngày 19/3 đến 29/3.
Ông Đinh La Thăng tiếp tục hầu tòa vào ngày 19/3

Theo đó, Ông Đinh La Thăng bị cáo buộc cùng các cựu lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí PVN cố ý làm trái trong việc gửi tiền vào OceanBank khiến PVN mất trắng 800 tỉ đồng.

Chủ tọa phiên tòa là thẩm phán Nguyễn Thị Xuân Thu. Hội đồng xét xử còn có thẩm phán Lưu Ngọc Cảnh và thẩm phán dự khuyết Trần Nam Hà. Các hội thẩm nhân dân gồm: ông Tạ Quốc Hùng, Khuất Văn Sang và Vũ Mạnh Quang.

Đại diện Viện KSND TP Hà Nội tham gia phiên tòa là bà Trần Thị Thanh Huyền và Nguyễn Thị Hồng Vân.

Các bị cáo bị đưa ra xét xử gồm: ông Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT PVN; Nguyễn Xuân Sơn - nguyên phó tổng giám đốc OceanBank; Nguyễn Xuân Thắng, Nguyễn Thanh Liêm, Vũ Khánh Trường, Phan Đình Đức (đều là nguyên thành viên Hội đồng thành viên PVN); Ninh Văn Quỳnh - phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - bị truy tố tội cố ý làm trái.

Riêng ông Ninh Văn Quỳnh bị truy tố thêm tội Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản với số tiền chiếm đoạt là 20 tỉ đồng.

Theo cáo trạng, ông Đinh La Thăng bị xác định có vai trò chính trong vụ án.

Từ năm 2008, Thủ tướng không cho phép thành lập ngân hàng nên PVN chuyển sang góp vốn mua cổ phần của Ngân hàng Đại Dương (OceanBank).

Mặc dù được báo cáo rõ tình hình kinh tế, kết quả hoạt động của OceanBank nhưng ông Đinh La Thăng (chủ tịch HĐQT PVN giai đoạn từ 2008-2011) đã không có bất cứ chỉ đạo nào đối với HĐQT và ban điều hành PVN để thống nhất chủ trương, thực hiện thẩm định, khảo sát OceanBank, phương án góp vốn cũng như tính hiệu quả, khả thi của việc góp vốn vào ngân hàng này.

Ông Đinh La Thăng không thông qua HĐQT mà đã ký thỏa thuận thống nhất với Hà Văn Thắm (lúc đó là chủ tịch HĐQT OceanBank) về việc góp vốn, đồng thời ông Thăng cũng không báo cáo Chính phủ theo đúng quy định.

Sau khi ký thỏa thuận góp vốn, ông Thăng tiếp tục đồng ý chủ trương, ký ban hành các nghị quyết góp vốn, bổ sung vốn góp vào OceanBank khi chưa có ý kiến của Chính phủ; ký quyết định cử người đại diện phần vốn góp của PVN bằng 20% (thông qua 3 lần góp vốn) vốn góp vào OceanBank với tổng số tiền 800 tỉ đồng.

Việc làm trên của ông Thăng là trái các quy định tại nghị định của Chính phủ, văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Sau này, khi OceanBank bị Ngân hàng Nhà nước mua lại với giá 0 đồng đã gây thiệt hại 800 tỉ đồng cho PVN. Số tiền này đến nay không thu hồi được.

Trước đó, ngày 22- 1, ông Đinh La Thăng đã bị TAND TP Hà Nội xử phạt 13 năm tù về tội cố ý làm trái trong vụ án này xảy tại PVN và Tổng công ty Xây lắp dầu khí Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...