Ông Nguyễn Văn Hiếu làm Phó bí thư Thành uỷ TP HCM

Bí thư TP Thủ Đức Nguyễn Văn Hiếu, 46 tuổi, được Bộ Chính trị chuẩn y làm Phó bí thư Thành uỷ TP HCM nhiệm kỳ 2020-2025. - VnExpress
Ông Nguyễn Văn Hiếu làm Phó bí thư Thành uỷ TP HCM

Chiều 22/6, quyết định chuẩn y tân Phó bí thư Thành ủy TP HCM được Trưởng ban Tổ chức Trung ương Trương Thị Mai trao cho ông Nguyễn Văn Hiếu, sau ba tuần Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố bỏ phiếu bầu.

Ông Hiếu quê Bình Định, trình độ thạc sĩ Quản lý giáo dục, cử nhân Luật, cử nhân Hành chính. Tháng 1/2016, ông được bầu Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng.

Trước đó, ông Hiếu làm Bí thư Thành đoàn TP HCM, Bí thư Quận ủy quận 2; Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và Bí thư Quận ủy quận 5 từ tháng 5/2020. Từ tháng 1/2021, ông được điều động làm Bí thư Thành uỷ TP Thủ Đức nhiệm kỳ 2020-2025.

Gần năm rưỡi lãnh đạo Thành ủy Thủ Đức, ông Hiếu đã tham gia xây dựng đề án, trong đó kiến nghị Trung ương và TP HCM tạo nhiều cơ chế đặc thù để thành phố hơn 1,2 triệu dân phát triển, tăng trưởng nhanh. Năm 2021, Thủ Đức thu ngân sách đạt hơn 10.000 tỷ đồng, vượt con số 8.400 tỷ đồng TP HCM giao.

Người đứng đầu Thành ủy Thủ Đức sau khi ông Hiếu chuyển đi hiện chưa được công bố.

Như vậy, Thường trực Thành uỷ TP HCM hiện có Bí thư Nguyễn Văn Nên cùng 4 Phó bí thư gồm: ông Phan Văn Mãi (Chủ tịch UBND thành phố); bà Nguyễn Thị Lệ (Chủ tịch HĐND thành phố); ông Nguyễn Hồ Hải và ông Nguyễn Văn Hiếu.

Có thể bạn quan tâm

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

Hội nghị thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân sẽ được tổ chức đầu tháng 6/2025

VACOD-HBA dự kiến sẽ phối hợp với Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức hội nghị chuyên đề vào đầu tháng 6/2025 tại Bình Thuận. Hội nghị tập trung thảo luận vấn đề áp dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân một cách hiệu quả nhất…

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Sáp nhập tỉnh thành tạo không gian tăng trưởng mới cho nền kinh tế

Tái cấu trúc địa giới hành chính và liên kết vùng kinh tế được xem là một bước đi chiến lược, thể hiện tư duy đổi mới mạnh mẽ của Việt Nam. Tham khảo kinh nghiệm quốc tế là cần thiết, song lắng nghe tiếng nói từ cộng đồng doanh nghiệp mới là yếu tố then chốt để đảm bảo thành công...