Đề xuất dành hơn 43.700 tỷ đồng đầu tư cao tốc Quy Nhơn – Pleiku

Dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku được đề xuất xây dựng dài khoảng 125 km, tổng mức đầu tư hơn 43.700 tỷ đồng...

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh

Sáng 19/5, Quốc hội nghe Tờ trình và thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cho biết, việc sớm đầu tư xây dựng Dự án là cấp thiết nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại theo định hướng của Đảng và Nhà nước; đáp ứng nhu cầu vận tải trên trục Đông - Tây và bảo đảm quốc phòng, an ninh...

Bên cạnh đó, việc đầu tư Dự án phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 của Đảng; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm; phù hợp với Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 bổ sung, với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên...

Về phạm vi đầu tư, điểm đầu tại Quốc lộ 19B thuộc địa phận Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định; điểm cuối tại đường Hồ Chí Minh thuộc địa phận Thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Tổng chiều dài khoảng 125 km; trong đó đoạn qua địa phận tỉnh Bình Định khoảng 40 km, qua địa phận tỉnh Gia Lai khoảng 85 km.

Dự án đi qua địa phận Thị xã An Nhơn và huyện Tây Sơn thuộc tỉnh Bình Định; thị xã An Khê, huyện Đắk Pơ, huyện Mang Yang, huyện Đắk Đoa và TP Pleiku thuộc tỉnh Gia Lai.

Dự án với quy mô đầu tư 4 làn xe, có làn dừng khẩn cấp liên tục, bề rộng nền đường là 24,75m; Tiêu chuẩn kỹ thuật: đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc cấp 100, tương ứng với vận tốc thiết kế 100 km/h.

Để thực hiện dự án, tổng diện tích đất chiếm dụng sơ bộ: khoảng 942,15ha, gồm: đất trồng lúa khoảng 189,92ha (trong đó đất lúa trồng lúa nước từ 2 vụ trở lên khoảng 181,31ha); đất lâm nghiệp khoảng 257,35ha (trong đó đất rừng phòng hộ đầu nguồn khoảng 94ha); các loại đất khác theo quy định của pháp luật đất đai khoảng 494,88ha; Số hộ dân bị ảnh hưởng khoảng 491 hộ.

Về số vốn, dự án sơ bộ có tổng mức đầu tư khoảng 43.734 tỷ đồng. Trong đó, đề xuất sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách nhà nước năm 2024, nguồn ngân sách trung ương và địa phương giai đoạn 2021-2025 và giai đoạn 2026-2030. Dự kiến, dự án sẽ thực hiện từ năm 2025 và hoàn thành vào 2029.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Tài chính Phan Văn Mãi cho biết, Ủy ban nhận thấy Dự án đáp ứng các tiêu chí dự án quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo quy định tại Điều 8 của Luật Đầu tư công.

Bên cạnh đó, về nội dung đề xuất điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1), Chính phủ đề xuất điều chỉnh sơ bộ tổng mức đầu tư toàn bộ dự án tăng từ 17.837 tỷ đồng lên 21.551 tỷ đồng, tăng 3.714 tỷ đồng.

Trong đó, dự án thành phần 1 là 6.693 tỷ đồng (chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 3.481 tỷ đồng). Cùng với đó, dự án thành phần 2 là 7.642 tỷ đồng (chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 2.354 tỷ đồng). Còn dự án thành phần 3 là 7.216 tỷ đồng (chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là 4.021 tỷ đồng).

Chính phủ cũng đề xuất điều chỉnh nguồn vốn từ ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 là 17.124 tỷ đồng, tăng 2.854 tỷ đồng.

Xem thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bốn Nghị quyết là những trụ cột thể chế nền tảng đưa đất nước cất cánh trong kỷ nguyên mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bốn Nghị quyết là những trụ cột thể chế nền tảng đưa đất nước cất cánh trong kỷ nguyên mới

Những Nghị quyết được Bộ Chính trị ban hành cùng tạo nên một chỉnh thể thống nhất về tư duy và hành động chiến lược cho sự phát triển đất nước, đồng thời liên kết chặt chẽ, bổ sung và thúc đẩy lẫn nhau trong quá trình quán triệt và tổ chức thực hiện…

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Toàn bộ đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 68

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Toàn bộ đề xuất, kiến nghị của Hiệp hội đã được cụ thể hóa trong Nghị quyết 68

Chủ trì Chương trình Bữa sáng Doanh nhân ngày 10/5, Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn không khỏi tự hào về việc hầu hết các đề xuất, kiến nghị của HBA gửi lên Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần tạo đột phá phát triển khu vực kinh tế tư nhân đã được đưa vào nghị quyết 68 mang tính đột phá của Bộ Chính trị…

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Nghị quyết 68 định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...