Ông Trần Bắc Hà tiếp tục vắng mặt khi tòa xử đại án VNCB

Hôm nay 24/7, tại phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án Ngân hàng TMCP Xây dựng VN, ông Trần Bắc Hà tiếp tục có đơn xin vắng mặt với lý do đang chữa bệnh tại Singapore, khi vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm
Ông Trần Bắc Hà tiếp tục vắng mặt khi tòa xử đại án VNCB

Hôm nay 24/7, TAND TP.HCM mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm đại án Ngân hàng TMCP Xây dựng VN (VNCB) giai đoạn 2 đối với bị cáo Phạm Công Danh (53 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT VNCB).

Dự kiến phiên xử kéo dài trong ba tuần, tới ngày 15/8. Trong phần thủ tục, theo thông báo của thư ký tòa, bị cáo Lê Văn Tuấn xin vắng mặt vì sức khỏe đang phải cấp cứu tại bệnh viện. Và có 109/235 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng vắng mặt.

"Đáng chú ý, tòa thông báo ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV) có đơn xin vắng mặt với lý do đang chữa bệnh tại Singapore. Theo đơn ông nhập cảnh vào Singapore ngày 15/7, làm phẫu thuật gan ngày 19/7 và hiện đang điều trị tại đó. Ông xin xét xử vắng mặt và giữ nguyên lời khai trước đó với CQĐT.

Về phía luật sư của các bị cáo, luật sư Trương Quốc Hoà xin rút. Như vậy hiện đang có 6 luật sư bào chữa cho bị cáo Danh. Với bị cáo Trầm Bê, luật sư Trần Quốc Khánh cũng rút và hiện tại ông Bê còn hai luật sư bào chữa.

Đại diện ủy quyền của các Ngân hàng Sacombank, TPBank, CB, BIDV, Agribank,... đều có mặt tại toà. Đại diện của ngân hàng Đại Việt, công ty XNK VN, công ty Phú Gia... cũng xin vắng mặt tại toà.

Trong lúc HĐXX đang làm việc, bị cáo Trầm Bê được ra ngoài chăm sóc sức khoẻ. Trước đó thì bị cáo Danh cũng vì lý do sức khỏe nên được đưa ra ngoài chăm sóc.

Trước đó, 46 bị cáo bị truy tố tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” khi cho 29 công ty do Phạm Công Danh đứng sau vay tiền tại Sacombank, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank), Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển VN (BIDV), tài sản bảo lãnh khoản vay là tiền của VNCB gửi tại 3 ngân hàng trên, gây thiệt hại của VNCB hơn 6.126 tỉ đồng.

Liên quan đến ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang, chiều 30/6 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra T.Ư đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Bắc Hà; cách tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Đoàn Ánh Sáng; cảnh cáo đối với ông Trần Lục Lang.

Theo Ủy ban Kiểm tra T.Ư, ông Trần Bắc Hà, Trần Lục Lang, Đoàn Ánh Sáng đã có nhiều vi phạm rất nghiêm trọng trong quá trình công tác tại BIDV, trong đó có việc phê duyệt chủ trương cho 12 công ty liên quan đến Phạm Công Danh vay 4.700 tỉ đồng, tài sản bảo lãnh khoản vay là tiền của VNCB gửi tại BIDV, gây thiệt hại của VNCB trên 2.550 tỉ đồng.

Những sai phạm này đều được đề cập trong đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2. Tuy nhiên, kết quả điều tra thể hiện đến nay chưa đủ căn cứ xác định 3 ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang là đồng phạm giúp sức cho Phạm Công Danh. Sau đó, cơ quan điều tra chỉ kiến nghị đề nghị kiểm điểm và xử lý hành chính đối với 3 cá nhân này.

Tháng 1/2018, khi vụ án được đưa ra xét xử sơ thẩm lần 1, HĐXX cũng đã triệu tập các ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang đến tòa với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan và là người làm chứng.

Tuy nhiên, xuyên suốt phiên xử, ông Trần Bắc Hà xin vắng mặt vì sang Singapore nhập viện điều trị bệnh từ ngày 7/1/2018 (trước thời điểm bắt đầu phiên tòa 1 ngày - PV) và được HĐXX đồng ý. Sau gần 1 tháng xét xử, HĐXX đã ra quyết định trả hồ sơ điều tra bổ sung 6 vấn đề.

Đến ngày 20/6, Viện KSND tối cao bổ sung tài liệu và chuyển hồ sơ vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 qua TAND TP.HCM, trong đó khẳng định kết quả điều tra bổ sung không làm phát sinh, thay đổi nội dung vụ án đã nêu theo cáo trạng năm 2017.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...