Ông Vũ Tiến Lộc: Có Luật Quy hoạch, doanh nghiệp đỡ khổ

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc cho rằng, môi trường kinh doanh sẽ thay đổi tích cực khi có Luật Quy hoạch.
Ông Vũ Tiến Lộc: Có Luật Quy hoạch, doanh nghiệp đỡ khổ

Ông đã nói rằng, doanh nghiệp sẽ đỡ khổ hơn khi có Luật Quy hoạch. Cụ thể thế nào, thưa ông?

Trước hết, phải khẳng định, nếu được Quốc hội ban hành, đạo luật này sẽ là công cụ điều chỉnh chung các loại quy hoạch hiện hành, sắp xếp, tổ chức lại toàn bộ hệ thống quy hoạch.

Quan trọng là sự thay đổi này sẽ theo tư duy mới. Sẽ giải quyết căn bản các bất cập về quy hoạch tràn lan, không đồng bộ, không thống nhất, rất phiền hà. Đây là các yếu tố đang tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư kinh doanh, thậm chí chính là các rào cản gây tăng chi phí về thời gian, tiền bạc và cơ hội cho nhà đầu tư và các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Hiện nay, quy hoạch được coi như là một công cụ để quản lý sự phát triển.Nhiều văn bản quy định việc phát triển của ngành hay lĩnh vực phải theo quy hoạch. Có thể thấy rõ trong quy định về các điều kiện cấp phép đầu tư, giấy phép xây dựng, giấy tờ cho phép sử dụng đất đai, điều kiện kinh doanh.

Đặc biệt, đang tồn tại rất nhiều quy hoạch ngành, sản phẩm không có tính khả thi như quy hoạch chăn nuôi gia súc, thủy sản, trồng trọt, quy hoạch xi măng,...

Thậm chí theo Luật Xây dựng, Giấy phép quy hoạch xây dựng là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng trong khu chức năng đặc thù làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án khi chưa có quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết xây dựng được phê duyệt. Nghĩa là, nhà đầu tư muốn xin giấy phép đầu tư lại phải thực hiện thêm một thủ tục hành chính là xin giấy phép để dự án có trong quy hoạch, trong khi đúng ra quy hoạch là việc của các cơ quan nhà nước.

Doanh nghiệp vất vả, khổ sở vô cùng với các quy định này.

Theo ông, còn vấn đề gì cần phải thảo luận thêm vào thời điểm này?

Về cơ bản, tôi tán thành với dự thảo Luật được chỉnh lý sau Kỳ họp thứ 2. Tuy nhiên, tôi đề nghị bổ sung quy định cụ thể hơn về các vùng cần lập quy hoạch, thời hạn trình Quốc hội ban hành quy hoạch tổng thể quốc gia và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch vùng để phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2026. Đây là các nội dung mới chưa có trong các quy định pháp luật hiện hành.

Đặc biệt, cần xác định cơ quan chủ trì lập quy hoạch tổng thể quốc gia. Tôi cho rằng, vấn đề này rất hệ trọng liên quan đến định hướng phát triển, lợi ích quốc gia trong dài hạn, nếu không có một cơ quan đủ năng lực, thẩm quyền thì sẽ rất khó xây dựng được một bản quy hoạch tổng thể quốc gia.

Có thể cân nhắc việc thành lập một cơ quan độc lập như Hội đồng hoặc Ủy ban quy hoạch quốc gia để lập Quy hoạch tổng thể quốc gia trình Chính phủ, Quốc hội xem xét, phê duyệt, tương tự như cơ quan quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Về danh mục các luật liên quan đến quy hoạch cần sửa đổi thì sao thưa ông?

Tôi thống nhất quan điểm cho rằng, khi ban hành Luật Quy hoạch với tư duy hoạch định chính sách mới thì cần rà soát và sửa đổi tổng thể các quy định hiện hành liên quan để bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật.

Tuy nhiên, việc rà soát này cần có thời gian thực hiện kỹ lưỡng, tránh thiếu sót, do vậy đề nghị bỏ phụ lục về danh mục này kèm theo dự thảo Luật, mà giao Chính phủ thực hiện việc rà soát và trình Quốc hội sửa đổi các luật có quy định liên quan đến quy hoạch ngay trong năm 2017, 2018 để bảo đảm phù hợp với hiệu lực của Luật Quy hoạch (từ ngày 1/1/2019).

Về Phụ lục các ngành cần lập quy hoạch quốc gia, tôi đề nghị rà soát lại để bảo đảm tích hợp đầy đủ và đồng bộ các loại quy hoạch ngành cấp quốc gia theo đúng quan điểm xây dựng Luật này, không nên giữ nguyên tên các quy hoạch như hiện hành.

Ví dụ, tích hợp Quy hoạch điện trong Quy hoạch năng lượng quốc gia; tích hợp Quy hoạch cảng cá, khu neo đậu tránh bão cho tàu cá trong Quy hoạch phòng chống thiên tai cấp quốc gia.

Tích hợp Quy hoạch hệ thống trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh trong Quy hoạch các công trình quốc phòng; tích hợp 4 Quy hoạch về khoáng sản trong 1 Quy hoạch về khoáng sản do Bộ Tài nguyên và môi trường lập…

Theo baodautu.vn

>> Dự thảo Luật Quy hoạch: Nguy cơ "chồng lấn" khi tích hợp

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…