VPbank điều chỉnh tăng “sốc” lợi nhuận 6.800 tỷ vào phút chót

Tổng giám đốc Nguyễn Đức Vinh lý giải vì sao HĐQT quyết định điều chỉnh tăng mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2017 của VPBank lên mức 6.800 đồng, tăng 38,8% so với năm trước.
VPbank điều chỉnh tăng “sốc” lợi nhuận 6.800 tỷ vào phút chót

Chiều nay 10/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2017 tại Hà Nội.

Một vấn đề được cổ đông chờ đợi là kế hoạch niêm yết cổ phiếu VPbank trên sàn chứng khoán. Trước đó, cuối tháng 12/2016, VPBank đã thông báo chốt danh sách cổ đông để thực hiện đăng ký, lưu ký cổ phiếu VPBank tại Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) ngày 26/12/2016. VPBank thực hiện các thủ tục đăng ký, lưu ký chứng khoán tại VSD. 

Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng cho biết, ngân hàng dự kiến thời gian niêm yết cổ phiếu VPB trên Hose trong năm 2017. Song thời điểm cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình hình thực tế và sự chấp thuận của cơ quan quản lý. Nếu nhanh nhất thì VPbank sẽ niêm yết trên sàn vào quý 3/2017.

Tại ĐHCĐ, báo cáo với cổ đông, ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng giám đốc đánh giá những chỉ tiêu tăng trưởng lạc quan của VPBank trong năm 2016. Cụ thể, tổng thu nhập thuần của năm qua đạt 16.864 tỷ đồng, tăng 40% so với năm trước. Lợi nhuận trước dự phòng rủi ro tăng đột biến 61% lên mức 10.242 tỷ đồng. Do chi phí dự phòng rủi ro tăng cao tới 62%, tương ứng 5.313 tỷ đồng nên lợi nhuận trước thuế đạt 4.929 tỷ đồng, tăng 59% so với năm trước, và lợi nhuận sau thuế còn 3.935 tỷ đồng.

Với kết quả này, VPBank hiện đang dẫn dẫn về chỉ số lợi nhuận của năm 2016 trong khối ngân hàng TMCP. Theo BCTC, VPbank ghi nhận mức tăng trưởng đáng ngạc nhiên ở nhiều chỉ số, đơn cử: dư nợ tín dụng tăng mạnh tới 24% lên mức 162.832 tỷ đồng, trong đó riêng cho vay khách hàng tăng 24%, tương ứng 144.673 tỷ đồng. Dư nợ xấu đến cuối năm 2016 là 4.040,5 tỷ đồng, chiếm 2,79% tổng dư nợ.

Huy động vốn từ khách hàng (gồm phát hành giấy tờ có giá) tăng 13% đạt 172.438 tỷ đồng. Tổng tài sản đến 31/12/2016 tăng thêm 18% lên 228.771 tỷ đồng.

Lợi nhuận tăng sốc 38,8%

Chia sẻ về tốc độ tăng tín dụng có phần chững lại, ông Nguyễn Đức Vinh giải thích, do sự kiểm soát tăng trưởng tín dụng của NHNN nên bản thân VPbank đã có sự điều chỉnh mức tăng tín dụng phù hợp. Dù vậy vẫn ở trong nhóm ngân hàng có tín dụng tăng trưởng cao. Trong năm 2016, ngân hàng tập trung tín dụng vào các lĩnh vực ưu tiên hỗ trợ vốn và khách hàng trọng tâm…. Còn tín dụng vào các DN lớn, bất động sản có phần giữ nguyên hoặc giảm nhẹ.

Theo ông Vinh, HĐQT dự kiến mục tiêu lợi nhuận năm 2017 ở mức hơn 6.000 tỷ đồng, nhưng sau khi thoả thuận và căn cứ các chỉ tiêu kinh doanh để quyết định đặt mục tiêu táo bạo là 6.800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Con số này tăng tới 38,8% so với lợi nhuận thực hiện ở mức 4.900 tỷ đồng của năm 2016.

Các chỉ tiêu kinh doanh của năm 2017 được xác định ở mức cao, gồm: tổng tài sản lên 280 nghìn tỷ; dư nợ tín dụng 200 nghìn tỷ, huy động khách hàng 217 nghìn tỷ. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát dưới 3% dư nợ.

Tăng vốn thêm 32,83%

Kỳ họp ĐHCĐ thường niên 2017 cũng được cổ đông chờ đợi vì lần đầu tiên HĐQT trình phương án chia cổ tức cao với tỷ lệ 31,84%.

Theo tờ trình của HĐQT, sau khi trích lập các quỹ thì lợi nhuận còn lại của VPBank được phân phối là 1.680 tỷ đồng. Theo đó, ngân hàng sẽ trích 146,4 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền cho cổ đông nắm cổ phần ưu đãi (số lượng cổ phần ưu đãi là hơn 73,2 triệu cổ phần).

Lợi nhuận còn lại được phân phối là 1.534 tỷ đồng, sau khi trừ đi phần không được chia thì còn gần 1.509 tỷ đồng để chia cổ tức và quỹ đầu tư phát triển của năm 2016. Trên báo cáo, tổng lợi nhuận và quỹ đầu tư phát triển của VPbank còn rất lớn tới 3.194,8 tỷ đồng.

Do đó, HĐQT đề xuất mức chi cổ tức là 31,84% bằng cổ phiếu cho hai nhóm cổ đông, gồm nhóm sở hữu cổ phần ưu đãi và nhóm cổ phần phổ thông.

Cụ thể, nhóm cổ phần ưu đãi được nhận cổ tức 20% trên tổng mệnh giá cổ phần ưu đãi với số tiền chi trả là hơn 146 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 3,7% trên tổng số nguồn lợi nhuận sau thuế hợp nhất của ngân hàng.

Với nhóm cổ phần phổ thông, ngân hàng cho biết có phần lợi nhuận chưa phân phối cộng với quỹ đầu tư phát triển tổng cộng lên đến 3.194 tỷ đồng nên có thể chia cổ tức cho cổ đông. Trong đó, sẽ chia toàn bộ cổ tức bằng tiền hoặc cổ phiếu.

Bên cạnh đó, VPbank đề xuất phương án phát hành tăng vốn điều lệ năm 2017. Hiện tại, vốn điều lệ ngân hàng đạt 10.765 tỷ đồng và vốn tự có ở mức 15.400 tỷ đồng. Nhu cầu tăng vốn của VPbank trong năm nay là từ 3.000-4.000 tỷ đồng.

Với việc dùng tối đa 3.190 tỷ đồng lợi nhuận để lại có thể phân phối dành tăng vốn, thì VPbank vẫn cần bổ sung thêm khoảng 1.000 tỷ đồng vào vốn điều lệ để phục vụ các chiến lược kinh doanh.

Như vậy, năm 2017, VPbank sẽ có 2 đợt phát hành tăng vốn điều lệ. Đợt 1: phát hành cổ phiếu để trả cổ tức (lợi nhuận được phân phối 3.194 tỷ đồng) và phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ (còn 98,84 tỷ đồng). 

Sau các đợt phát hành này, vốn điều lệ của VPbank dự kiến tăng lên 14.059 tỷ đồng, tức tăng thêm 3.294 tỷ đồng so với mức vốn hiện tại. Thời gian thực hiện trong năm 2017, tuỳ theo sự chấp thuận của cơ quan chức năng và giao cho Chủ tịch HĐQT quyết định thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu và cổ phiếu thưởng cụ thể... 

Đợt 2: phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư trong và ngoài nước để tăng vốn. Theo tài liệu, VPbank trình xin phát hành tối đa 10% tổng số cổ phần phổ thông (tương đương 133.268.904 CP hoặc số lượng tương đương 10%), mệnh giá 10.000 đồng/CP, bị giới hạn chuyển nhượng trong 1 năm. 

Tuy nhiên, tại ĐHCĐ, ông Bùi Hải Quân, Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng trình cổ đông cho ý kiến về đợt chào bán riêng lẻ với mức tối đa 15%. Nguồn vốn thu từ đợt phát hành sẽ dùng để đầu tư tài sản cố định, bổ sung nguồn vốn trung, dài hạn cho các hoạt động của ngân hàng. 

Cổ đông chất vấn: "Liệu năm sau có chia cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông không?"

Ông Ngô Chí Dũng cho biết, về mặt lý thuyết thì VPbank có thể trả tiền mặt cho cổ đông vào năm 2018. Song vấn đề chia cổ tức còn phụ thuộc vào ý chí của cổ đông. Bởi “cổ đông thích nhận tiền mặt hay cổ phiếu khi mà giá trị cổ phiếu có lợi hơn nhận bằng tiền? Và khi chia bằng tiền thì giá trị cổ phiếu sẽ đi xuống”, ông Dũng hỏi cổ đông.

Cổ đông hỏi: Nhà đầu tư nào đang quan tâm tới đợt phát hành riêng lẻ của VPBank?

Hiện, có nhiều nhà đầu tư quan tâm tới cổ phiếu VPBank  và thời gian tới ngân hàng sẽ công bố thông tin rộng rãi hơn

Hải Hà

>> Vì sao lợi nhuận VPBank “bốc hơi” 131 tỷ đồng sau kiểm toán?

Có thể bạn quan tâm

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Lãi suất huy động ngân hàng ACB: Đi ngang trong tháng 11/2024

Khảo sát đầu tháng 11 cho thấy, biểu lãi suất huy động được ngân hàng ACB tiếp tục duy trì ổn định tại tất cả các kỳ hạn. Do đó, khung lãi suất hiện đang dao động trong khoảng 2,3 – 4,5%/năm đối với kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Ngân hàng Sacombank giữ nguyên biểu lãi suất tiết kiệm trong tháng 11/2024

Sang tháng mới, ngân hàng Sacombank duy trì ổn định khung lãi suất huy động cả hình thức gửi tiết kiệm truyền thống và trực tuyến. Theo đó, khách hàng gửi tiết kiệm truyền thống được hưởng lãi suất trong khoảng 2,8 – 5,2%/năm, áp dụng cho kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Cập nhật biểu lãi suất huy động ngân hàng HDBank tháng 11/2024

Qua so sánh, biểu lãi suất tiền gửi ngân hàng HDBank trong tháng này được duy trì ổn định so với cùng kỳ. Do đó, 3,35 - 8,1%/năm là khung lãi suất được áp dụng khách hàng cá nhân, kỳ hạn 1 tháng đến 36 tháng, hình thức lĩnh lãi cuối kỳ…

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Ngân hàng BIDV duy trì khung lãi suất huy động trong tháng 11/2024

Theo khảo sát mới nhất, khung lãi suất tiết kiệm ngân hàng BIDV dành cho khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp không có sự thay đổi so với tháng trước. Qua so sánh, 4,7%/năm là mức lãi suất cao nhất được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn từ 12 tháng đến 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ…

Tăng trưởng lành mạnh và bền vững, TPBank báo lãi gần 5.500 tỷ đồng

Bức tranh lợi nhuận tươi sáng của TPBank

Cuộc đua trong lĩnh vực ngân hàng ngày càng trở nên khốc liệt, tuy nhiên TPBank vẫn luôn giữ vững vị thế, với kết quả kinh doanh quý 3, một lần nữa khẳng định năng lực cạnh tranh vượt trội của ngân hàng này...