PGBank bất ngờ muốn dừng sáp nhập vào HDBank vì lo sợ "hệ luỵ"

Theo tài liệu về đại hội cổ đông thường niên năm 2021, Ban lãnh đạo của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex (CMK: PGB) muốn dừng sáp nhập với Ngân hàng thương mại cổ phần Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (CMK: HDBank).
PGBank bất ngờ muốn dừng sáp nhập vào HDBank vì lo sợ "hệ luỵ"

Lý do được đưa ra là do quá trình sáp nhập diễn ra quá lâu, Ban lãnh đạo PGBank lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng tăng trưởng và hoạt động kinh doanh của ngân hàng này. 

Theo tài liệu về ĐHCĐ được công bố, năm 2021, PGBank kỳ vọng lợi nhuận trước thuế kỳ vọng đạt 310 tỷ đồng, tăng trưởng ở mức 45%. 

Tổng tài sản dự kiến tăng trưởng nhẹ hơn 3% lên 37.349 tỷ đồng. Huy động vốn đạt 32.518 tỷ đồng, tăng 13,3% so với năm 2020, trong đó huy động thị trường 1 dự kiến tăng 6% đạt 30.411 tỷ đồng. 

Về vấn đề xử lý và thu hồi nợ, PGBank mong muốn thu hồi được tổng cộng 723,8 tỷ đồng, trong đó nợ xấu nội bảng là 308 tỷ đồng, nợ bán cho VAMC là 367 tỷ đồng (kể cả thu từ những khoản vay đã tất toán trái phiếu), thu nợ (gốc và lãi) đã sử dụng dự phòng rủi ro là 48,6 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu năm 2021 dự kiến là 2,5%.

Các mục tiêu tăng trưởng trên có thể là lý do khiến ban lãnh đạo PGBank muốn dừng sáp nhập HDBank để hoàn thành được mục tiêu tăng trưởng như kỳ vọng. 

Về kết quả kinh doanh năm 2020, PGBank ghi nhận thu nhập lãi thuần hơn 906 tỷ đồng, tăng hơn 5% so với năm 2019.

Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh ngoại hối, vàng lần lượt thu về 29,98 tỷ đồng và 31,5 tỷ đồng, tương ứng giảm 8% và giảm 37% so với năm 2019.

Ngược lại, lãi thuần từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư tăng mạnh ở mức 200%, tuy nhiên chỉ thu về khiêm tốn hơn 21 tỷ đồng.

Đáng chú ý, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của PG Bank giảm hơn 48% về gần 282 tỷ đồng trong năm 2020, làm lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này tăng vọt lên hơn 212 tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần mức thực hiện năm 2019.

Quy mô tài sản của PG Bank tại thời điểm cuối năm 2020 là 36.153 tỷ đồng, tăng 14,5% so với đầu năm. Tiền gửi khách hàng và dư nợ cho vay khách hàng lần lượt đạt 28.738 tỷ đồng và 25.675 tỷ đồng.

Tỷ lệ nợ xấu tính đến cuối năm 2020 của PG Bank giảm từ 3,16% ở thời điểm đầu năm 2020 về 2,44% ở thời điểm chốt năm.

Xem thêm

Sáp nhập PGBank vào HDBank: "hai họ" đều vui

Sáp nhập PGBank vào HDBank: "hai họ" đều vui

Hiện 2 cổ đông lớn nhất của PGBank là Petrolimex với tỷ lệ sở hữu 40%, tương đương 120 triệu cổ phiếu và ông Lê Minh Quốc – thành viên HĐQT PGBank với tỷ lệ sở hữu 4,657%, tương đương 13,971 triệu cổ

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...