Pháp chi hơn 200 triệu USD để tiêu hủy rượu thừa

Các nhà sản xuất rượu vang Pháp đang đối mặt với tình trạng dư thừa nguồn cung trầm trọng, buộc chính phủ phải phân bổ hàng triệu USD để hỗ trợ tiêu hủy rượu thừa…

Nguồn cung rượu vang đang trở nên dư thừa khi nhu cầu tiêu dùng suy giảm mạnh
Nguồn cung rượu vang đang trở nên dư thừa khi nhu cầu tiêu dùng suy giảm mạnh

Các nhà sản xuất rượu vang châu Âu đang phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề nhức nhối khiến Liên minh châu Âu nói chung và chính phủ Pháp nói riêng phải chi tới 216 triệu USD (200 triệu euro) để hỗ trợ ngành.

Mấu chốt của vấn đề hiện nay là các nhà sản xuất rượu nhận thấy mình có quá nhiều nguồn cung trong khi nhu cầu lại ngày càng thu hẹp.

Vào tháng 6, Liên minh Châu Âu đã đưa ra khoản phân bổ ban đầu vào khoảng 173 triệu USD để tiêu hủy 66 triệu gallon (250 triệu lít) rượu vang, theo thông tin từ TastingTable. Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Marc Fesneau cũng đã chia sẻ trong một cuộc họp báo vào cuối tuần qua rằng chính phủ Pháp đã rót thêm vốn để nâng tổng số tiền nêu trên lên tới gần 216 triệu USD.

Rõ ràng, đang có những thay đổi trong thói quen của người tiêu dùng. Ngày càng có nhiều người chuyển sang uống bia thủ công (craft beer) và rượu mạnh (spirits) hoặc bỏ hoàn toàn đồ uống có cồn trong bối cảnh chi phí sinh hoạt tăng cao gây áp lực tới các hộ gia đình trên toàn cầu. Tuy nhiên, sản xuất rượu vang lại đang gia tăng trên toàn khối kinh tế khiến tình trạng dư thừa lại càng khó xử lý hơn.

Trong quá trình tiêu huỷ, rượu vang sẽ được khử thành cồn và sau đó tái sử dụng cho các sản phẩm phi thực phẩm như nước rửa tay, sản phẩm tẩy rửa hoặc nước hoa.

Ngoài ra, khoản hỗ trợ từ chính phủ cũng sẽ được dành một phần cho nhiệm vụ giảm thiểu sản xuất thừa. Chính phủ Pháp hy vọng sẽ đạt được điều này thông qua việc trả tiền cho người nông dân để nhổ cây nho và khuyến khích chuyển sang các loại cây trồng khác như ô liu.

Theo ông Fesneau, mục đích của khoản hỗ trợ còn là ngăn chặn sự sụt giảm trong giá cả khi dư nguồn cung và để các nhà sản xuất rượu vang có thể tìm lại nguồn doanh thu của họ.

Screen Shot 2023-08-28 at 11.15.00 AM.png
Cuộc họp báo của Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Marc Fesneau về vấn đề của ngành rượu vang

Tình trạng giá giảm mạnh do dư thừa nguồn cung có nghĩa là chi phí sản xuất rượu vang sẽ cao hơn số tiền có thể bán được.

Theo báo cáo của France 24, trích dẫn số liệu từ hiệp hội nông dân địa phương, chi phí tăng cao đã tạo ra những khó khăn tài chính lớn ở khu vực Bordeaux đối với hơn 1/3 nhà sản xuất rượu vang. Vùng sản xuất rượu vang lớn nhất Pháp, Languedoc, nằm ở phía tây nam đất nước, cũng chịu ảnh hưởng nặng nề.

“Toàn ngành cần phải hướng tới tương lai bền vững, suy nghĩ về những thay đổi của người tiêu dùng và học cách để thích nghi”, Bộ trưởng Nông nghiệp Pháp Marc Fesneau nhấn mạnh.

Xem thêm

Lễ hội Rượu vang Ý hàng đầu trở lại TP. Hồ Chí Minh

Lễ hội Rượu vang Ý hàng đầu trở lại TP. Hồ Chí Minh

Tiếp nối Lễ hội Rượu vang Italia lần thứ nhất diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2022, Roadshow Rượu vang Ý hàng đầu trở lại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 19/5 hướng đến kỷ niệm 77 năm Quốc khánh Cộng hòa Italia (2/6/1946 - 2/6/2023)...

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...