Rượu vang - danh mục đầu tư ngày càng được giới thượng lưu ưu ái

Nghiên cứu mới từ nền tảng đầu tư rượu vang WineCap đã cho thấy, rượu vang và whiskey đang ngày càng trở nên phổ biến trong danh mục đầu tư của các vị khách hàng giàu có…

rượu vang 1.png

Nhu cầu về rượu vang hảo hạng (fine wine) đang vượt xa hàng loạt các nhóm tài sản đầu tư khác - chẳng hạn như đồng hồ, túi xách và tác phẩm nghệ thuật - theo nghiên cứu mới nhất của WineCap cho thấy, với việc các nhà đầu tư chọn danh mục này như một một hàng rào để chống lạm phát.

PASSION ASSET: “TÀI SẢN ĐAM MÊ”

Báo cáo “Fine Wine: The Journey from Passion Asset to Mainstream Asset Class” của WineCap đã xếp hạng rượu vang lên trên nhiều danh mục khác trong nhóm “Passion Asset” (Tài sản Đam mê) như xe cổ, túi xách hàng hiệu, đồng hồ xa xỉ và tác phẩm nghệ thuật. Cũng theo đó, 96% các nhà quản lý tài sản tin rằng nhu cầu đối với đầu tư rượu vang sẽ tăng lên, và cứ 3 trong số 5 người được khảo sát đều nói rằng nó sẽ có khả năng tăng đáng kể.

Báo cáo “Fine Wine: The Journey from Passion Asset to Mainstream Asset Class” được thực hiện bởi 50 nhà quản lý tài sản và cố vấn tài chính có trụ sở tại Vương quốc Anh, những người chỉ phục vụ nhóm khách hàng có giá trị ròng cao, từ 100.000 bảng Anh (tương đương 3 tỷ VND) trở lên.

London được đánh giá là thị trường lớn nhất cho rượu vang hảo hạng, vì vậy hầu hết giao dịch được thực hiện bằng đồng bảng Anh. Ông Jeremy Howard, Giám đốc điều hành của nhà bán buôn và nhập khẩu Cru World Wine cho biết: “Theo nghiên cứu, các nhà quản lý và cố vấn tài sản của Vương quốc Anh ước tính rằng hơn 40% cơ sở khách hàng có giá trị ròng cao của họ đều đầu tư cho rượu vang hảo hạng với mức phân bổ danh mục đầu tư trung bình rơi vào khoảng 10%”.

Cult Wines, một trong những nền tảng giao dịch rượu vang cao cấp, đã ghi nhận tổng doanh thu bán hàng lên tới 116 triệu USD vào năm 2022, tăng 32% so với năm trước đó. Công ty hiện đang quản lý số tài sản rượu hảo hạng trị giá 375 triệu USD (tăng 45% so với 2021).

Theo chia sẻ của ông Jeremy Howard, có một số yếu tố đang thúc đẩy sự bùng nổ đầu tư vào rượu vang hảo hạng hiện nay.

Một thế hệ các nhà đầu tư lớn tuổi, vốn có hiểu biết về kinh tế và cả nghiên cứu học thuật, đều ủng hộ quan điểm rằng việc sở hữu một nguồn cung, vật chất, tài sản cố định là một cách tốt để bảo vệ tài sản của mình khỏi lạm phát. “Và không có nhiều loại tài sản có được nguồn cung ổn định như rượu vang và rượu mạnh”, ông Howard khẳng định.

Nhưng ngày nay cũng có một thế hệ nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường rượu cao cấp. Ông Howard tin rằng nhóm bạn trẻ yêu thích “cách tiếp cận DIY (Do It Yourself - Tự làm)” để quản lý khối tài sản của riêng họ và tỏ ra hoài nghi về các cấu trúc quỹ tài sản truyền thống.

“Thế hệ ‘”Cá cược Phố Wall” này đang dần tìm đường đến với rượu vang và rượu mạnh, nhưng họ lại có một lập trường chủ động hơn nhiều. Thay vì mua một vài thùng và cất chúng trong một thập kỷ, phân khúc trẻ tuổi này đang tham gia giao dịch và chào bán mỗi ngày để tìm cách thu được nhiều lợi nhuận nhất có thể theo cách đó”, ông Howard giải thích thêm.

rượu vang 2.jpg

HÀNG RÀO CHỐNG LẠI BIẾN ĐỘNG KINH TẾ

Sự chú ý dành cho danh mục đầu tư rượu vang là hoàn toàn dễ hiểu. Rượu vang đã có tốc độ tăng trưởng gộp hàng năm là 10% trong 30 năm qua, theo chỉ số Liv-Ex, theo dõi tốc độ tăng trưởng của rượu cao cấp. Nó có mối tương quan khá thấp với thị trường chứng khoán và được ca ngợi như một hàng rào có giá trị chống lại sự dao động của giá cổ phiếu và tài sản vật chất, cũng như cả lạm phát.

tai-san-cao-cap.jpg

Rượu vang có thể tăng giá trị ngay cả trong thời kỳ suy thoái hoặc thời kỳ bất ổn tài chính. Những năm qua là một ví dụ điển hình. Trong khi thế giới vật lộn với đại dịch, chiến tranh và lạm phát, thì rượu vang lại có xu hướng tăng giá. Chỉ riêng trong nửa thập kỷ qua, giá trung bình của một chai rượu vang hảo hạng đã tăng đáng kể hơn 40%, theo chỉ số Liv-ex 1000. Cụ thể, một chai vang được bán với giá 200 bảng Anh vào khoảng tháng 5/2020, nhưng chỉ trong 2 năm rưỡi đã tăng lên hơn 325 bảng Anh tính đến tháng 9/2022.

Trích dẫn một thống kê trước đây của ngân hàng SVB (Silicon Valley Bank) được công bố trên website chính thức, tổng khoản vay cho các doanh nghiệp rượu vang kể từ năm 1994 đến nay là 4 tỷ USD, với tập khách hàng lên 400 đơn vị, bao gồm nhà máy rượu, vườn nho và nhà cung cấp. Trong khi đó, hồ sơ của SEC cho thấy SVB có khoảng 1,2 tỷ USD dư nợ từ các khách hàng rượu cao cấp khi ngân hàng sụp đổ vào hồi tháng 3 đầu năm nay.

Mặc dù vậy, bộ phận phụ trách tài chính cho lĩnh vực rượu cao cấp của ngân hàng vẫn phát triển mạnh mẽ dưới thời chủ sở hữu mới - ngân hàng First Citizens. “Bất chấp cuộc khủng hoảng ngân hàng vào tháng 3, chúng tôi vẫn có thể giữ chân tất cả nhân viên và khách hàng vay vốn của mình. Trên thực tế, chúng tôi hiện đang trải qua thời kỳ tăng trưởng trên mức trung bình, điều này nghe có vẻ không hợp lý, nhưng đó là sự thật", theo ông Rob McMillan, trưởng bộ phận cho biết.

rượu vang.jpg

Theo báo cáo của WineCap, 72% các nhà quản lý tài sản và cố vấn tài chính mong đợi nhu cầu về rượu vang và whiskey quý hiếm sẽ còn tăng hơn nữa trong năm tới.

Có một số lý do tại sao rượu vang có xu hướng thoát khỏi những cú sốc thị trường. Thứ nhất, với tư cách là tài sản vật chất, nó ít nhạy cảm hơn với lạm phát, giống vàng, bất động sản hay tác phẩm nghệ thuật. Thứ hai, thị trường là của tư nhân. Người mua thường là những cá nhân có giá trị ròng cao hoặc siêu cao, vì vậy họ rất giàu có và đam mê. Thứ ba, nó là một tài sản hiếm và có chọn lọc.

Bên cạnh đó, một số chuyên gia tin rằng yếu tố khan hiếm của rượu vang hảo hạng đến nay đã khiến nó ngày càng có giá trị theo thời gian. Đã có một số dấu hiệu cho thấy nhu cầu đang vượt quá nguồn cung và giá từ đó sẽ được thúc đẩy. Điều này là đặc biệt đúng đối với các loại xuất xứ những vùng Burgundy, Champagne hay Bordeaux vì có sự giới hạn về số lượng có thể được sản xuất mỗi năm. Chẳng hạn, theo dữ liệu của WineCap tính đến ngày 30/5, rượu vang Domaine Leroy’s Nuits-Saint-Georges’ Aux Lavieres đã tăng giá trị 353% trong 5 năm vì quá khan hiếm.

Cru World Wine đang chứng kiến ​​sự gia tăng của những khách hàng có thu nhập ròng cao tìm đến rượu vang và rượu mạnh cao cấp như một cách đầu tư phòng ngừa lạm phát.

Rượu ngon phải được thưởng thức từ từ. Theo cách tương tự, thị trường rượu vang cũng có xu hướng di chuyển với tốc độ chậm rãi hơn. Trong khi cổ phiếu có thể tăng vọt hoặc giảm mạnh trong vài tuần, thì sự biến động của rượu thường mất hàng tháng cho đến hàng năm. Do đó, với những nhà đầu tư "chịu chơi" muốn tìm kiếm sự ổn định và mới lạ cho danh mục tài sản của mình, thì rượu vang được xem như một lựa chọn đáng để cân nhắc.

Xem thêm

Lễ hội Rượu vang Ý hàng đầu trở lại TP. Hồ Chí Minh

Lễ hội Rượu vang Ý hàng đầu trở lại TP. Hồ Chí Minh

Tiếp nối Lễ hội Rượu vang Italia lần thứ nhất diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2022, Roadshow Rượu vang Ý hàng đầu trở lại TP. Hồ Chí Minh vào ngày 19/5 hướng đến kỷ niệm 77 năm Quốc khánh Cộng hòa Italia (2/6/1946 - 2/6/2023)...

Có thể bạn quan tâm

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, đồng thời là Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Cần làm rõ tổng mức đầu tư, không tô hồng bức tranh tài chính

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh rằng cần phải tính toán chính xác chi phí xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, không tô hồng bức tranh tài chính, đặc biệt trong giai đoạn vận hành khai thác để đảm bảo dự án đạt hiệu quả kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng cao...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Sự trỗi dậy của Việt Nam trên bản đồ công nghệ thế giới

Những nỗ lực của NIC đã phần nào giúp Việt Nam ghi tên thành công vào bản đồ công nghệ khi liên tiếp thăng hạng chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu và có 3 chỉ số đứng đầu thế giới (chỉ số nhập khẩu công nghệ cao, xuất khẩu công nghệ cao và xuất khẩu hàng hóa sáng tạo)...

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng

Chặng đường 5 năm vượt khó của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, NIC được giao nhiệm vụ quan trọng là quản lý chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn. Đây là mục tiêu rất tham vọng, chiến lược, đó là từ nay đến 2050 đào tạo được ít nhất 50.000 kỹ sư bán dẫn, cung cấp cho thị trường Việt Nam và nước ngoài...

Làn sóng M&A mới: Những thương vụ bạc tỷ đang làm nóng thị trường

Làn sóng M&A mới: Những thương vụ bạc tỷ đang làm nóng thị trường

Những tập đoàn lớn trong và ngoài nước đang tận dụng cơ hội mở rộng thị trường và gia tăng sức mạnh cạnh tranh thông qua các thương vụ M&A. Tuy nhiên, bên cạnh tiềm năng bứt phá, làn sóng M&A cũng đối mặt với không ít thách thức về định giá, pháp lý và sự hòa hợp văn hóa doanh nghiệp...

TNR Holdings đảm bảo thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

TNR Holdings đảm bảo thanh toán tiền trái phiếu đúng hạn

Mặc dù thị trường bất động sản những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, nhưng CTCP Đầu tư Phát triển Bất động sản TNR Holdings Việt Nam (TNR Holdings) vẫn duy trì tốt hoạt động và đảm bảo đầy đủ quyền lợi cho nhà đầu tư...

Bắc Ninh sắp có dự án mới của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam

Thêm 1,8 tỷ USD của Samsung sắp chảy vào Bắc Ninh

Chỉ vài ngày nữa, tỉnh Bắc Ninh sẽ chính thức trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án sản xuất màn hình và linh kiện điện tử của Samsung Display Việt Nam tại khu công nghiệp Yên Phong, với tổng vốn đầu tư khoảng 1,8 tỷ USD...

Doanh nghiệp đồng hành cùng Gala Doanh nhân Thăng Long 2024

VNPTEVNHanelDaewooDu lịch Hà NộiEurowindowGeleximcoHandicoHà Nội groupHaproMay 10May Hồ GươmQuân Đức Thảo dượcROXSâm Ngọc LinhThi SơnThuỷ TạUDICViệt Mỹ