Phạt hành chính Công ty Tiến Ngọc Chương vì hành vi hạn chế số lượng xăng bán ra

Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Tây Ninh vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với một cửa hàng xăng dầu về hành vi giảm lượng xăng bán ra so với thời điểm trước đó mà không có lý do chính đáng

Tin từ Cục QLTT tỉnh Tây Ninh cho hay, ngày 02/3/2022, bằng các biện pháp nghiệp vụ quản lý địa bàn, Đội QLTT số 1 đã lên phương án kiểm tra đột xuất đối với Công ty TNHH MTV Tiến Ngọc Chương do ông Huỳnh Văn Thành làm giám đốc, địa chỉ: QL22, tổ 22, Khu phố Lộc Trác, Phường Gia Bình, Thị xã Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Tại đây, Đoàn kiểm tra đã phát hiện quả tang hành vi vi phạm “giảm lượng xăng bán ra so với thời điểm trước đó mà mà không có lý do chính đáng và không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định” (cụ thể: khách hàng sử dụng phương tiện xe ô tô, có nhu cầu mua 1 triệu đồng xăng A95 nhưng chỉ bán cho khách hàng 300.000 đồng xăng A95).

Công ty Tiến Ngọc Chương bị phạt vì hạn chế số lượng xăng bán cho khách
Công ty Tiến Ngọc Chương bị phạt vì hạn chế số lượng xăng bán cho khách

Qua làm việc, thu thập các chứng cứ, Giám đốc cửa hàng xăng dầu Tiến Ngọc Chương đã thừa nhận hành vi vi phạm “giảm lượng xăng bán ra so với thời điểm trước đó mà mà không có lý do chính đáng và không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định”. Đội QLTT số 1 đã lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành Quyết định xử phạt đối với hành vi vi phạm nói trên.

Được biết thời gian tới, Lãnh đạo Cục QLTT tỉnh Tây Ninh tiếp tục chỉ đạo các Đội QLTT trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu trên địa bàn toàn tỉnh nhằm phát hiện, xử lý nghiêm và ngăn chặn kịp thời các hành vi găm hàng nhằm trục lợi.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.