Phó Thủ tướng chỉ đạo vụ doanh nghiệp hưởng lợi từ thương vụ BRT

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình chỉ đạo làm rõ làm rõ việc Công ty CP Thiên Thành An hưởng lợi số tiền 42,405 tỷ đồng nhưng không chứng minh được khối lượng công việc thực hiện đối với Gói thầu 04/BRT-T
Phó Thủ tướng chỉ đạo vụ doanh nghiệp hưởng lợi từ thương vụ BRT

Văn phòng Chính phủ vừa phát thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình về kết luận thanh tra một số dự án đầu tư xây dựng từ nguồn ngân sách, nguồn vốn vay; việc chuyển đổi chuyển nhượng nhà đất của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp nhà nước, nhà đất có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP. Hà Nội (giai đoạn 2003 - 2016).

Theo đó, Bộ Kế hoạch & Đầu tư được giao chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ và UBND TP. Hà Nội kiểm tra, làm rõ việc Công ty CP Thiên Thành An hưởng lợi số tiền 42,405 tỷ đồng nhưng không chứng minh được khối lượng công việc thực hiện đối với Gói thầu 04/BRT-TB (BRT CP08) - hợp phần 1, xe buýt nhanh BRT, kiến nghị Thủ tướng biện pháp xử lý.

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, Liên danh Công ty CP Thiên Thành An - Công ty CP Ô tô Trường Hải (THACO) là nhà thầu trúng gói thầu nêu trên. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty CP Thiên Thành An ngoài thực hiện 25% công việc của mình còn thực hiện thêm phần công việc được phân chia theo hợp đồng của THACO và hưởng hơn 42 tỷ đồng chênh lệch.

Ngày 4/9/2018, Thanh tra Chính phủ đã ban hành Kết luận số 1468/KL-TTCP về dự án này.

Liên quan tới gói thầu cung cấp lắp đặt thiết bị, đoàn xe BRT (35 xe), TTCP xác định chủ đầu tư thực hiện một số thủ tục chưa tuân thủ theo mẫu hồ sơ mời thầu và hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới, không lập dự toán Nhóm A và B theo nhóm xe sản xuất, lắp rắp trong nước; lấy báo giá xe nhập khẩu nguyên chiếc để làm căn cứ mời thầu cho cả 3 nhóm A, B và C (nhóm xe nhập khẩu) nên không có cơ sở quản lý giá và căn cứ để so sánh giữa các nhóm với nhau trong việc lựa chọn nhà thầu.

Không chỉ vậy, một trong 2 nhà thầu là Cty cổ phần Thiên Thành An được giải ngân 42,405 tỉ đồng mà không chứng minh được khối lượng công việc thực hiện.

Ngoài ra, chủ đầu tư đã bổ sung các thiết bị vào gói thầu CP08 có tổng giá trị là 17,687 tỉ đồng, không tổ chức đấu thầu mà ký phụ lục hợp đồng bổ sung với nhà thầu vi phạm quy định. Đối với dịch vụ kiểm tra xe và vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ: chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu một số khoản mục chi phí (tiền ăn, thuê xe,...) số tiền vượt so với hợp đồng đã ký 206,83 triệu đồng gây thất thoát ngân sách nhà nước.

TTCP xác định trách nhiệm đối với những sai phạm nêu trên thuộc UBND TP.Hà Nội, Sở GTVT, Ban QLDA, Tư vấn thiết kế.

 >> Sau 2 năm, tuyến BRT Hà Nội chỉ đạt 50% công suất

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…