Phức tạp vụ người lao động kiện ANZ Việt Nam sa thải hàng loạt

Ngân hàng ANZ xác định sẽ ngừng phục vụ các khách hàng có doanh thu dưới 100 triệu đô la Úc. Vì chủ trương này, ANZ đã đóng cửa Khối khách hàng doanh nghiệp, do đó hàng loạt lao động bị sa thải.
Phức tạp vụ người lao động kiện ANZ Việt Nam sa thải hàng loạt

Các lao động đang kiện ANZ Việt Nam đòi bồi thường thiệt hại 

Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa mở phiên tòa xét xử vụ kiện của chị Võ Thu H., một trong các lao động đang kiện ANZ.

Chị H. cho biết, trong 1 ngày xét xử, các bên tập trung 2 vấn đề trọng tâm. Đó là việc tổ chức đào tạo các kỹ năng để người lao động có thể tìm kiếm các công việc khác trong nội bộ ANZ.

Theo quy định tại Điều 44, Bộ luật Lao động năm 2012, trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Theo chị H, ANZ không tổ chức đào tạo các kỹ năng phù hợp để người lao động bị sa thải có thể tìm kiếm các công việc khác trong nội bộ Ngân hàng, mặc dù trong thời gian đó, ANZ thực hiện tuyển dụng lao động cho các phòng ban khác.

Do ANZ không có công đoàn cơ sở nên ngân hàng này đã xin ý kiến của công đoàn cấp trên là Công đoàn Ngân hàng Việt Nam về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động. Công đoàn Ngân hàng Việt Nam đề nghị ANZ thông báo với Sở Lao động Thương binh và Xã hội, công khai phương án tại đơn vị và thực hiện đúng các quy định để đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Nhưng theo chị H, ANZ không thông báo cho người lao động về việc này, cũng không công khai cho người lao động về ý kiến cấp công đoàn - người đại diện và bảo vệ quyền lợi của người lao động.

Sau 1 ngày làm việc, do tính chất phức tạp của vụ kiện nên Hội đồng xét xử đã tạm dừng phiên tòa. Được biết, Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm sẽ tiếp tục đưa các vụ kiện còn lại ra xét xử trong thời gian tới.

Trước đó, Tòa án đã triệu tập phiên hòa giải lần thứ hai đối với vụ kiện của chị Phạm Thị Lê H. với ANZ, nhưng không đạt kết quả.

Như Báo Đầu tư Chứng khoán đã đưa tin, vào giữa năm 2015, ANZ tiến hành đợt tái cơ cấu với chủ trương chiến lược là tập trung vào các khách hàng lớn. Theo đó, ANZ sẽ ngừng phục vụ một số khách hàng có doanh thu dưới 100 triệu đô la Úc. ANZ cũng sẽ xem xét ngừng phục vụ các khách hàng chỉ có tài khoản tiền gửi mà không có tài khoản giao dịch chính tại Ngân hàng.

Với chính sách này, ANZ đã tiến hành tái cơ cấu và sa thải nhiều lao động ở một số bộ phận. Quá trình xử lý các nhân sự bị sa thải, ANZ đã đưa ra các chế độ thanh toán, bồi thường, nhưng không được người lao động đồng tình. Một nhóm 7 lao động đã tiến hành khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm, yêu cầu Ngân hàng phải bồi thường thêm cho sự thiệt hại của họ.

Chị Phạm Thị Lê H. cho biết, năm 2015, chị mang thai với tình trạng sức khỏe không tốt. “Ngân hàng biết rõ tình trạng sức khỏe của tôi nhưng vẫn đưa ra thông báo quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng vào tháng 10/2015”.

Theo quy định, chủ sử dụng lao động không được sa thải người lao động nữ đang mang thai. Vào tháng 10/2015, ANZ chưa ban hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng lại “thông báo trước” với chị H. rằng, sẽ sa thải chị sau khi chị sinh con vào cuối tháng 3/2017. Trước áp lực của thông báo này, chị H. đã sinh non và bản thân sức khỏe của chị bị ảnh hưởng trầm trọng.

Khi đi làm trở lại thì chị H. gặp khó khăn, gần như không có công việc. Cuối cùng, chị H. phải xin chấm dứt hợp đồng lao động trước thời điểm mà ANZ dự định sa thải (ngày 31/3/2016).

Quá trình giải quyết tại Tòa án, ANZ chấp nhận yêu cầu chấm dứt hợp đồng lao động với chị H. sớm hơn thời điểm 31/3/2016, với lý do để chị H. có thời gian kiếm việc làm mới, chăm sóc con và vì công việc hiện tại của chị H. đã có người khác làm. Đồng thời, ANZ chấp nhận trợ cấp thôi việc bằng 3 tháng lương và hỗ trợ tiền bồi dưỡng sức khỏe cho chị H. sau khi sinh con là 50 triệu đồng.

Về phía chị H., riêng khoản bồi dưỡng sức khỏe 50 triệu đồng, chị không chấp nhận và yêu cầu một mức cao hơn.

Trong quá trình giải quyết tại Tòa án, một số người thay đổi yêu cầu khởi kiện, đề nghị Tòa án tuyên hủy các quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì cho rằng, ANZ đã không tuân thủ quy định pháp luật như không tổ chức đào tạo các kỹ năng phù hợp cho người lao động để tìm kiếm công việc trong nội bộ Ngân hàng.

Theo Bùi Trang/ĐTCK

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...