PVcomBank tăng 16 bậc trong Bảng xếp hạng VNR500

Ngày 14/1/2022, tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam đã được vinh danh trong “Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam – VNR500”. Đây là lần thứ 8 liên tiếp PVcomBank có mặt trong Bảng xếp hạng danh giá này và đều có sự thăng hạng qua các năm.
PVcomBank tăng 16 bậc trong Bảng xếp hạng VNR500
Bà Nguyễn Thị Nga - Đại diện Ban Điều hành PVcomBank nhận giải thưởng từ Ban Tổ chức.

Bà Nguyễn Thị Nga - Đại diện Ban Điều hành PVcomBank nhận giải thưởng từ Ban Tổ chức.

VNR500 – Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo mô hình của FORTUNE500 dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập theo chuẩn mực quốc tế của công ty Vietnam Report, được định kỳ công bố thường niên từ năm 2007 bởi báo Vietnamnet, với sự tư vấn của các chuyên gia trong và ngoài nước.

Đây là năm thứ 15 liên tiếp Bảng xếp hạng VNR500 được Công ty cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) và Báo VietnamNet công bố dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập của Vietnam Report. Để có tên trong Bảng xếp hạng, PVcomBank phải đáp ứng được những tiêu chí khắt khe như: Là doanh nghiệp Việt Nam được thành lập và hoạt động ổn định, có tổng doanh thu năm 2020 ở mức cao, đạt hiệu quả kinh doanh tốt và ổn định trong giai đoạn 2020 – 2021, chấp hành tốt luật pháp và chính sách của Nhà nước. Ngoài ra, PVcomBank cũng phải đáp ứng được các tiêu chí về quy mô tài sản, quy mô vốn, quy mô lao động, tiềm năng tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận và uy tín trên truyền thông mà BTC đã đưa ra.

Năm 2021, PVcomBank đã tăng 16 bậc so với năm 2020 và 365 bậc so với năm 2014, vươn lên vị trí thứ 107, cho thấy sự phát triển ổn định và hiệu quả của Ngân hàng trong suốt thời gian qua. Không những thế, việc thăng hạng trong bảng đánh giá của Vietnam Report còn phản ánh những nỗ lực vượt qua các giai đoạn khó khăn cũng như sự chủ động thích ứng với diễn biến của thị trường, dịch bệnh bằng các chiến lược kinh doanh đúng đắn của PVcomBank.

Chia sẻ về việc có tên trong Bảng xếp hạng VNR500, đại diện PVcomBank cho biết: “Năm 2021 đã tạo ra nhiều thách thức nhưng cũng mang đến nhiều cơ hội, động lực để PVcomBank sáng tạo, đổi mới không ngừng nhằm thích ứng với thực tế của thị trường, bám sát được nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh các yếu tố thuận lợi như môi trường kinh doanh dần ổn định, các chính sách hợp lý, thiết thực của NHNN được ban hành theo từng giai đoạn…, PVcomBank vẫn có những kế hoạch mang tính chiến lược riêng, đảm bảo vừa ứng phó được với khó khăn, vừa duy trì và phát triển kinh doanh hiệu quả. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục kiên định với chiến lược chuyển đổi số theo hướng toàn diện hơn, nối dài trải nghiệm cho khách hàng, đối tác, xứng đáng với những giải thưởng đã đạt được và sự kì vọng của thị trường”.

Chuyển đổi số tiếp tục sẽ là mục tiêu chiến lược của PVcomBank trong thời gian tới.
Chuyển đổi số tiếp tục sẽ là mục tiêu chiến lược của PVcomBank trong thời gian tới.

Trước những thăng trầm chung của nền kinh tế thế giới năm 2021 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, PVcomBank đã mạnh dạn, chủ động chuyển đổi số một cách mạnh mẽ trên nhiều phương diện, từ công tác vận hành trong hoạt động đến số hóa các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ khách hàng. Điều đó cho thấy tầm nhìn chiến lược, sự linh hoạt thích ứng trước các diễn biến khó lường do đại dịch mang lại của PVcomBank, vừa góp phần cùng ngành tài chính ngân hàng đảm bảo duy trì hoạt động liên tục của hệ thống tiền tệ quốc gia, vừa giúp Ngân hàng luôn sẵn sàng kế hoạch bứt tốc trong bối cảnh thị trường mới.

Xem thêm

PVcomBank dành 11 nghìn tỷ đồng cho vay ưu đãi

PVcomBank dành 11 nghìn tỷ đồng cho vay ưu đãi

Với thủ tục đơn giản và nhanh chóng, PVcomBank sẽ đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng cao của các khách hàng cá nhân vừa triển khai gói vay hỗ trợ với tổng hạn mức trên 11.000 tỷ đồng.

Có thể bạn quan tâm

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...