Quà Tết vẫn ra vào cơ quan công quyền

Dù đã có Chỉ thị của Ban Bí thư, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, yêu cầu của Thành ủy Hà Nội về việc nghiêm cấm tặng quà Tết dưới mọi hình thức, nhưng theo ghi nhận của phóng viên, quà Tết vẫn tấp nậ
Quà Tết vẫn ra vào cơ quan công quyền

Trong khi UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các ban, ngành thuộc thành phố báo cáo việc sử dụng tài sản công, tặng quà và nhận quà không đúng quy định thì theo ghi nhận của phóng viên Tiền Phong chiều 23/1, những túi quà Tết vẫn “nhộn nhịp” vào ra một số trụ sở cơ quan trên địa bàn Hà Nội.

16h15 phút, tại trụ sở một quận trung tâm, hàng loạt khách với túi lớn nhỏ đi vào trụ sở đơn vị. Đến cuối giờ làm việc, có thời điểm xuất hiện đến 3 khách cùng lúc cầm các túi trông như túi quà Tết đi vào cơ quan. Những người này thường tới và ra về nhanh, chỉ trong khoảng 15 phút, khi ra về tay không còn túi.

Trong vai một “người đưa quà”, phóng viên có mặt tại trụ sở một bộ, đặt vấn đề vào gặp lãnh đạo Bộ để biếu quà Tết. Cán bộ đón tiếp không có vẻ gì bất ngờ và chỉ dẫn cho PV tới tận phòng lãnh đạo cần đến. Ghi nhận tại bộ này, mặc dù gần 17 giờ, nhưng thi thoảng vẫn có khách cầm túi quà đến trụ sở. Đáng chú ý, có cán bộ khệ nệ xách theo 6 túi giấy các loại đi từ nơi làm việc đến xe hơi biển xanh để cất quà vào xe. Tương tự ở một số sở, ngành tại Hà Nội, PV cũng ghi lại được ít nhiều vẫn có những túi quà lớn nhỏ đi qua cổng đơn vị.

Chiều cùng ngày, trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho rằng, việc mang quà cáp đến trụ sở làm việc để biếu xén thì người dân biết ngay. “Cái đó vẫn diễn ra. Doanh nghiệp đến, rồi các cơ quan đến với nhau, mang quà, tay xách nách mang người ta biết ngay. Có những thứ bên trong mình chưa biết nhưng hiện tượng đó vẫn còn chứ không phải là không có. Nhưng hiện tượng lấy tiền nhà nước đi lập danh sách, phân người này đi biếu người này, người kia thì năm nay có lẽ là giảm hẳn. Chắc chắn sẽ giảm nhiều”, ông Đạt nói. 

Chia sẻ thêm, ông Đạt cho biết, trung bình mỗi ngày, đường dây nóng của đơn vị nhận được khoảng 10 - 15 tin báo về tình trạng biếu xén quà Tết. “Người ta cung cấp tin báo về hiện tượng thôi, nhưng chất lượng tin báo có tốt hơn. Năm nay, do sự chỉ đạo quyết liệt ngay từ đầu nên số lượng người từ các địa phương về Hà Nội trước Tết là ít, nhất là xe công ở các tỉnh là hạn chế”, ông Đạt nói. Tuy nhiên, ông Đạt cũng lưu ý, xe công ít nhưng có thể họ đi xe biển trắng. Bên cạnh đó, ông Đạt cũng cho biết, mọi năm có hiện tượng lập danh sách, sử dụng ngân sách đi tặng quà, biếu xén người này người kia thì năm nay giảm hẳn, hầu như không có.

Trao đổi thêm, ông Đạt lo ngại, việc thực hiện ở T.Ư thì rất tốt vì có sự chỉ đạo, giám sát quyết liệt, nhưng ở địa phương thì vẫn nhận được tin báo về hiện tượng đi lại, biếu xén các thứ dịp Tết.  Theo ông Đạt, đến thời điểm này, căn cứ vào những thông tin báo về, phải chờ thời gian đi xác minh chứ chưa xử lý được trường hợp nào. 

“Mình nhận thông tin, sau đó đi xác minh, hỏi kỹ rồi giao các bộ ngành, địa phương có việc đó, giao cho người đứng đầu xác minh, xử lý, ngăn chặn và báo cáo”, ông Đạt nói thêm.

Theo Tiền phong

>> Vinachem đề nghị gì để “cứu” 4 dự án thua lỗ?

Có thể bạn quan tâm

TS. Nguyễn Sĩ Dũng

"Khoán 10" của thế kỷ 21 và hơn thế nữa

Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị "Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia" có thể được ví như "Kkhoán 10" của thế kỷ 21, khi nó đặt nền móng cho một kỷ nguyên phát triển mới, chuyển mình mạnh mẽ của dân tộc Việt Nam...

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

Chủ tịch VACOD-HBA Nguyễn Hồng Sơn: Văn hóa trà gợi mở mối liên hệ với hoạt động kinh doanh

TS. Nguyễn Hồng Sơn gợi mở nhiều suy nghĩ về mối liên hệ giữa văn hóa trà và hoạt động kinh doanh. Thưởng thức trà là một cách để con người ta kết nối, việc đưa văn hóa trà vào Bữa sáng Doanh nhân sẽ tạo ra một không gian giao lưu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp…

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Chính sách kiểm soát giá cả: Bài học thành công từ Pháp, Singapore và thất bại của Venezuela,Zimbabwe

Kiểm soát giá cả là một công cụ quan trọng trong chính sách công, giúp điều chỉnh và ổn định giá các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, năng lượng và dịch vụ công. Vai trò của nó không chỉ nằm ở việc ngăn chặn sự bất ổn của thị trường mà còn bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế quý 4 năm 2024 qua các con số

Theo nhận định của Ngân hàng HSBC, năm 2024, Việt Nam có khả năng lấy lại danh hiệu "ngôi sao" với mức tăng trưởng GDP dự kiến lên đến 7% (cao nhất trong khu vực Đông Nam Á), qua đó khẳng định sự phục hồi và phát triển vượt bậc của nền kinh tế Việt Nam…