Quảng Ngãi: Khu CN Tịnh Phong “thả cửa” cho doanh nghiệp xả thải độc hại ra môi trường?
Mặc dù Thông tư Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) quy định tại các KCN bắt buộc phải có trạm xử lý nước thải, chất thải tập trung. Tuy nhiên, nhiều năm đi vào hoạt động, KCN Tịnh Phong (Quảng Ngãi)
TGO
Mặc dù Thông tư Bộ Tài nguyên và Môi trường (BTNMT) quy định tại các KCN bắt buộc phải có trạm xử lý nước thải, chất thải tập trung. Tuy nhiên, nhiều năm đi vào hoạt động, KCN Tịnh Phong (Quảng Ngãi) vẫn “làm ngơ” việc này, đồng nghĩa với việc phó mặc cho các doanh nghiệp vô tư xả thải độc hại ra môi trường.
Từ phản ánh của bạn đọc đến báo Điện tử Congluan.vn về việc các doanh nghiệp hoạt động trong KCN Tịnh Phong, xã Tịnh Phong, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) vô tư xả thải qua hệ thống nước mưa “đầu độc” dòng suối Kính, mà không có sự ngăn cản của cơ quan chức năng sở tại.Cụ thể như Công ty TNHH Việt Quang (Cty Việt Quang) chuyên sản xuất dây thép và mạ kẽm, mặc dù doanh nghiệp tự xây dựng trạm xử lý chất thải nhưng không thực hiện. Chỉ đến khi có cơ quan chức năng kiểm tra mới vận hành trạm…Chính những hành động xả thải không qua xử lý mới dẫn đến hiện tượng nước bị đổi màu đen kịt, khi đến gần thì mùi hôi khó chịu bốc ra nồng nặc, làm ảnh hưởng đến môi trường và việc sản xuất kinh doanh nông nghiệp, đời sống của người dân dọc con suối…Qua sự việc trên, nhóm phóng viên Báo điện tử Congluan.vn đã vào cuộc tìm hiểu sự việc. Qua đó, phát hiện thêm nhiều bất cập trong xây dựng, quản lý, vận hành tại KCN Tịnh Phong.Theo tìm hiểu được biết, KCN Tịnh Phong hoạt động nhiều năm qua nhưng không có trạm xử lý nước thải, chất thải tập trung. Việc để cho Cty Việt Quang và nhiều doanh nghiệp khác trong KCN chủ động trong vấn đề xử lý chất thải đã tạo nên nhiều bất cập, gây bức xúc cho người dân quanh khu vực. Tất cả nước thải của các doanh nghiệp đều thoát ra đường ống nước mưa và xả ra suối Kính Tại Thông tư 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 quy định: Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp bao gồm: hệ thống thoát nước mưa, hệ thống xử lý nước thải tập trung (gồm hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung, hệ thống thoát nước thải).Khu vực lưu giữ chất thải rắn (nếu có), hệ thống quan trắc nước thải tự động và các công trình hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khác. Hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường khu công nghiệp phải được thiết kế đồng bộ và tuân theo quy định, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng và quy định, quy chuẩn kỹ thuật môi trường có liên quan.Hệ thống thoát nước trong khu công nghiệp phải bảo đảm các yêu cầu sau: Tách riêng hệ thống thu gom, thoát nước thải với hệ thống thoát nước mưa.Hệ thống thu gom, thoát nước thải phải có vị trí, cốt hố ga phù hợp để đấu nối với điểm xả nước thải của các cơ sở và bảo đảm khả năng thoát nước thải của khu công nghiệp; vị trí đấu nối nước thải nằm trên tuyến thu gom của hệ thống thoát nước khu công nghiệp và đặt bên ngoài phần đất của các cơ sở. Điểm xả thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp tại nguồn tiếp nhận phải bố trí bên ngoài hàng rào khu công nghiệp, có biển báo, có sàn công tác diện tích tối thiểu là một (01) m2 và có lối đi để thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải.Như vậy, chiểu theo quy định tại Thông tư 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015, rõ ràng KCN Tịnh Phong đang làm trái lại các quy định của Bộ TN&MT Khu CN Tịnh Phong nhiều năm qua chưa có hệ thống xử lý môi trường xả thải tập trung Trao đổi với phóng viên, bà Trần Thị Vũ Hà- Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường (Sở TNMT Quảng Ngãi) cho biết: Hiện nay trong KCN Tịnh Phong chưa có hệ thống trạm xử lý chất thải tập trung. Do vậy, các doanh nghiệp phải tự xây dựng trạm xử lý chất thải.“Hệ thống xả thải của Công ty TNHH Việt Quang và nhiều doanh nghiệp khác đều được đấu nối với hệ thống thoát nước mưa. Hiện tượng nước đổi màu đen kịt điều đó chứng tỏ việc xả thải của Công ty TNHH Việt Quang là có vấn đề, Chi cục bảo vệ môi trường sẽ tiến hành thanh kiểm tra đột xuất đối với doanh nghiệp này”, bà Hà cho hay.Cũng theo bà Trần Thị Vũ Hà: “Cách đây hơn một tháng, Phòng Cảnh sát môi trường Công an tỉnh Quảng Ngãi đã kiểm tra và lấy mẫu phân tích đối với Cty Việt Quang, kết quả như thế nào hiện chúng tôi chưa nắm được, vì PC49 không phối hợp với Chi cục bảo vệ môi trường”. Tờ trình của doanh nghiệp xây dựng hệ thống xả thải tập trung nhưng chưa được chấp thuận, vì tỉnh chưa có kinh phí Về phía Ban quản lý KCN Quảng Ngãi, ông Lê Hồng Hà- Phó ban cho biết: Chúng tôi chỉ có chức năng tiếp nhận các doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất tại KCN, còn vấn đề doanh nghiệp có xả thải đúng quy định hay không thì Ban quản lý không thể nắm được, vì đơn vị không có chức năng kiểm tra. Để phát hiện Công ty TNHH Việt Quang có gây ô nhiễm môi trường hay không, thẩm quyền thuộc về Sở TNMT và Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh Quảng Ngãi.Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đầu tư và Kinh doanh dịch vụ Quảng Ngãi (đơn vị chủ đầu xây dựng hạ tầng KCN Tịnh Phong) cho biết: Hiện tại, KCN Tịnh Phong vẫn chưa có trạm xử lý chất thải tập trung. Do vậy, để kiểm soát được doanh nghiệp đóng trong KCN có xử lý chất thải đúng quy định hay không là rất khó. Hơn nữa, chủ đầu tư cũng không có chức năng kiểm tra, giám sát về môi trường.Vị lãnh đạo Công ty này cũng thừa nhận: Việc KCN chưa có trạm xử lý chất thải là chưa đúng với Thông tư của Bộ TNMT. Nguyên nhân việc chậm trễ này là do UBND tỉnh Quảng Ngãi chưa có kinh phí đầu tư, mặc dù doanh nghiệp làm văn bản xin kinh phí nhiều lần nhưng không được UBND tỉnh chấp thuận.Trước những vấn đề trên, dư luận đang cho rằng các cơ quan chức năng đang “làm ngơ” cho doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra môi trường “đầu độc” dòng suối Kính và cuộc sống sinh hoạt của người dân. Để tránh bức xúc trong dân cũng như xử lý triệt để “vấn nạn” môi trường đang tồn tại tại KCN Tịnh Phong, đề nghị UBND tỉnh Quảng Ngãi sớm có biện pháp khắc phục và bảo vệ môi trường lâu dài bền vững.
Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân, với các mục tiêu, quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp đột phá, chưa từng có tiền lệ; định hình quan điểm mới của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng...
Nghị quyết 68, với những nỗ lực cải cách, đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu tạo dựng môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch, mở ra cơ hội bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế, từ đó kiến tạo một nền kinh tế Việt Nam năng động và bền vững...
Chính phủ sẽ bắt tay ngay vào việc sắp xếp và đưa bộ máy mới vào hoạt động theo dự kiến từ 1/7, không được để gián đoạn, ách tắc công việc, nhất là các thủ tục hành chính với người dân, doanh nghiệp...
Với những đột phá sâu sắc trong tư duy pháp lý và kinh tế, Nghị quyết 68 được kỳ vọng sẽ khai phóng, trở thành động lực mạnh mẽ, củng cố niềm tin và khơi dậy khát vọng kinh doanh, làm giàu trong cộng đồng doanh nghiệp tư nhân...
Đứng trước những nguy cơ chiến tranh thương mại toàn cầu, người ta thường nghĩ đến sự tác động bề nổi vào các doanh nghiệp xuất khẩu, tuy nhiên thực tế những chính sách thuế sẽ có thể “ăn sâu” vào cả thị trường nội địa…
Chính phủ đề xuất kết thúc hoạt động của thanh tra bộ, thanh tra tổng cục, thanh tra cục thuộc bộ, thanh tra sở, thanh tra huyện; không tổ chức thanh tra chuyên ngành ở các bộ, sở...
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...
Thường trực Ban Bí thư sẽ chủ trì làm việc với thường trực tỉnh, thành ủy để thông báo chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nhân sự chủ chốt các địa phương...
Mặc cho tình hình thế giới đang có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường, nguy cơ rủi ro, bất ổn tăng cao do chính sách thuế của nước Mỹ, kinh tế Việt Nam vẫn tiếp đà tăng trưởng tích cực…
Theo Bộ trưởng Nội vụ, việc bổ sung cơ chế để xóa bỏ tư duy “biên chế suốt đời” với quy định sàng lọc, loại bỏ công chức không hoàn thành nhiệm vụ, sẽ tạo hành lang pháp lý đồng bộ, hiện đại hóa công tác quản lý công chức theo hướng minh bạch, hiệu quả...
Tổng Bí thư Tô Lâm giao Đảng ủy Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu xây dựng lộ trình từng bước giảm gánh nặng chi phí y tế cho người dân, tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035...
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tới...
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết để 100 triệu người dân khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần với 250.000 đồng/người sẽ cần khoảng 25.000 tỷ đồng/năm...
Cùng với việc yêu cầu tăng cường quản lý thị trường vàng, phòng chống buôn lậu, thao túng, găm hàng, Thủ tướng giao Bộ Công an cương quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm hình sự trong lĩnh vực này...
Dự thảo nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 đề xuất Thủ tướng chỉ định chủ tịch, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố sau sáp nhập...