Quyết giảm khoảng 2% biên chế mỗi năm

Thủ tướng vừa ban hành Chỉ thị về việc đẩy mạnh thực hiện chủ trương tinh giản biên chế, trong đó nêu rõ: Mỗi năm Bộ, ngành, địa phương phải giảm 1,5-2% biên chế.
Quyết giảm khoảng 2% biên chế mỗi năm

Chỉ thị nêu rõ, từ nay đến năm 2021, mỗi năm, Bộ, ngành, địa phương thực hiện giảm 1,5 - 2% biên chế công chức, biên chế sự nghiệp được giao năm 2015. Các Bộ, ngành, địa phương chưa giảm được biên chế sự nghiệp năm 2016 so với biên chế được giao năm 2015 thì năm 2017 phải giảm tối thiểu 3% của biên chế được giao năm 2015.

Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương phải thực hiện nghiêm tinh giản biên chế đối với những cán bộ, công chức, viên chức không hoàn thành nhiệm vụ, không đạt tiêu chuẩn quy định...

"Trước đó, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định, dù chưa đủ biên chế nhưng Chính phủ vẫn quyết tâm tinh giản những đối tượng cần phải giảm. 

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cho biết: "Về vấn đề tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, tôi nghĩ rằng đây là một chủ trương rất lớn và chúng ta đã bắt đầu thực hiện trong hai năm 2015 - 2016. Đây là một chủ trương của Đảng thể hiện sự quyết tâm chính trị rất cao để chúng ta tiến hành làm tinh gọn bộ máy, vừa tinh giản kết hợp cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức...".

Các Bộ, ngành, địa phương chưa giảm được biên chế sự nghiệp năm 2016 so với biên chế được giao năm 2015 thì năm 2017 phải giảm tối thiểu 3% của biên chế được giao năm 2015.

Đến giờ này, sau hai năm thực hiện, về số biên chế đối với các đơn vị hành chính nhà nước, các địa phương cơ bản chấp hành tương đối tốt, nhưng việc giảm biên chế còn rất chậm. Đối với các địa phương, ngoài biên chế được giao, việc hợp đồng để làm nhiệm vụ chuyên môn đối với các địa phương và các bộ, ngành trung ương tồn tại khoảng hơn 4.000; đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, con số còn hơn 60.000" - Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...