Ricons kinh doanh thế nào sau khi “rời xa” Coteccons?

Dù vẫn duy trì được doanh thu trong quý II/2020 nhưng biên lợi nhuận của Ricons lại suy giảm đáng kể từ 6,68% xuống còn 5,84%.
Ricons kinh doanh thế nào sau khi “rời xa” Coteccons?

CTCP Đầu tư Xây dựng Ricons vừa công bố BCTC hợp nhất quý II/2020 với doanh thu thuần đạt 1.653 tỷ đồng, chỉ giảm 1% so với cùng kỳ năm 2019; lợi nhuận gộp tương ứng thu về 97 tỷ đồng, giảm 14% so với quý II/2019.

Sau khi trừ đi các chi phí, lợi nhuận sau thuế của Ricons đạt gần 60 tỷ đồng, giảm 15% so với quý II/2019, biên lợi nhuận gộp co lại chỉ còn 5,84% từ mức 6,68% của cùng kỳ.

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2020, Ricons đạt doanh thu 2.745 tỷ đồng, tăng 7% so với thực hiện nửa đầu năm ngoái. Ngược lại lợi nhuận sau thuế giảm 10% xuống còn 92 tỷ đồng. So với kế hoạch đề ra, công ty lần lượt thực hiện 37% chỉ tiêu doanh thu và 39% chỉ tiêu lợi nhuận.

Tại ngày 30/6, tổng tài sản của Ricons đạt 5.372 tỷ đồng. Trong đó khoản phải thu ngắn hạn chiếm hơn nửa, ghi nhận 2.822 tỷ đồng.

Ricons có 355 tỷ đồng phải thu từ CTCP An Gia Phú Thịnh, 312 tỷ đồng từ Công ty TNHH Regina Miracle International Hưng Yên và đặc biệt là khoảng 1.416 tỷ đồng khoản phải thu từ khách hàng khác nhưng không được doanh nghiệp này thuyết minh chi tiết.

Ngoài ra, doanh nghiệp còn có 458 tỷ đồng phải thu từ các bên liên quan chủ yếu từ CTCP Xây dựng Coteccons (mã: CTD) và một phần nhỏ từ Unicons, công ty thành viên do Coteccons nắm 100% vốn.

Trong 6 tháng đầu năm qua, Ricons có hoạt động mua vật liệu xây dựng trị giá hơn 210 tỷ đồng và mua liên quan đến dịch vụ xây dựng, cung cấp thiết bị xây dựng, dịch vụ văn phòng gần 103 tỷ đồng từ Coteccons.

Xung đột lợi ích giữa ban lãnh đạo của Coteccons và các công ty trong "Coteccons Group" là vấn đề nóng diễn ra trong hai năm qua. Đỉnh điểm mâu thuẫn xảy ra ngay trước thời điểm họp đại hội cổ đông thường niên 2020 khi loạt cổ đông ngoại như Kusto, The8th lên tiếng tố cáo đồng thời yêu cầu bãi nhiệm Chủ tịch và Tổng giám đốc.

Ricons, Unicons đều là nhà thầu phụ của Coteccons và Ricons vốn bị các cổ đông ngoại nghi ngờ là "sân sau" của ban lãnh đạo Coteccons. Tuy nhiên, Coteccons cho biết, từ cuối năm 2019 đến nay, công ty này đã không ký bất cứ hợp đồng nào với Ricons.

Ngay khi mâu thuẫn giữa Coteccons và cổ đông ngoại diễn ra đỉnh điểm thì trong báo cáo thường niên 2019, Ricons đã thay đổi nhận diện thương hiệu bằng cách thay "Coteccons Group" bằng "Since 2004".  Ông Nguyễn Bá Dương – Chủ tịch HĐQT Coteccons cũng đã từ nhiệm khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT Riccons.

Đồng thời, ban lãnh đạo công ty cũng đã đưa ra định hướng phát triển mới, hướng đến tập đoàn đa ngành. Doanh nghiệp sẽ tập trung phát triển hệ sinh thái Ricons Group với với các thương hiệu: Ricons, Riland, Rihomes, Rilex, Risa, Ricommerce, QuiHub.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...