Rút giấy phép của 5 công ty đa cấp

5 công ty đa cấp bị rút giấy phép gồm: Công ty TNHH CNI Việt Nam; Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Sen Việt Group; Công ty TNHH Thương mại Việt Nam Quốc tế Mưa; Công ty TNHH World Việt Na
Rút giấy phép của 5 công ty đa cấp

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho hay, đến nay chỉ có 23 doanh nghiệp được xác nhận đáp ứng các điều kiện đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy định tại Nghị định 40/2018/NĐ-CP. Đối với các doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục đã ban hành quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp.

Theo đó, có 5 công ty đa cấp bị rút giấy phép gồm: Công ty TNHH CNI Việt Nam (người đại diện theo pháp luật: ông Cheong Chin Tai); Công ty Cổ phần đầu tư sản xuất và thương mại Sen Việt Group, (người đại diện theo pháp luật: ông Phạm Ngọc Bình); Công ty TNHH Thương mại Việt Nam Quốc tế Mưa (người đại diện theo pháp luật: ông Trần Quang Ngọc); Công ty TNHH World Việt Nam (người đại diện theo pháp luật: ông Bùi Xuân Ngọc) và Công ty TNHH Tam Sinh Yofoto Việt Nam (người đại diện theo pháp luật: bà Lê Thị Bích Ngọc).

Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng, việc thu hồi Giấy chứng nhận của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp không giải phóng các doanh nghiệp này khỏi các nghĩa vụ của mình trước pháp luật, trong đó có nghĩa vụ bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia bán hàng đa cấp trong mạng lưới bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.

Vẫn theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ Người tiêu dùng, để nâng cao tính minh bạch trong hoạt động bán hàng đa cấp, Chính phủ đã ban hành Nghị định 40/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Theo đó, các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp phải có hệ thống công nghệ thông tin quản lý mạng lưới người tham gia bán hàng đa cấp, trang thông tin điện tử để cung cấp thông tin về doanh nghiệp và hoạt động bán hàng đa cấp của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cũng cần có hệ thống thông tin liên lạc để tiếp nhận, giải quyết thắc mắc, khiếu nại của người tham gia bán hàng đa cấp; có mẫu hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, quy tắc hoạt động, kế hoạch trả thưởng, chương trình đào tạo cơ bản rõ ràng, minh bạch và phù hợp với quy định của Nghị định 40. Các công ty cũng phải ký quỹ một khoản tiền tương đương 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn 10 tỷ đồng tại một ngân hàng thương mại hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.