Saigonbank vượt 24% chỉ tiêu lợi nhuận năm sau 9 tháng, nợ xấu tăng

Kết thúc quý III/2022, Saigonbank lãi trước thuế hơn 48 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ. Nợ xấu cuối quý 3 lại tăng 20% so với đầu năm.
Saigonbank vượt 24% chỉ tiêu lợi nhuận năm sau 9 tháng, nợ xấu tăng

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank, UPCoM: SGB) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 với lãi trước thuế hơn 48 tỷ đồng, giảm 8% so với cùng kỳ, do tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro. Nợ xấu cuối quý 3 lại tăng 20% so với đầu năm.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận đạt 236 tỷ đồng, tăng hơn 21% so với cùng kỳ.

Nhìn chung, trong quý 3, hoạt động kinh doanh của Saigonbank không đồng nhất, vẫn phụ thuộc vào tín dụng. Nguồn thu chính tăng đến 48% so với cùng kỳ năm trước, thu về hơn 214 tỷ đồng thu nhập lãi thuần.

Lãi từ dịch vụ tăng đến 90%, dù chỉ đem về hơn 9 tỷ đồng, nhờ tăng thu khác về dịch vụ. Trong khi đó, các nguồn thu ngoài lãi khác sụt giảm như lãi từ kinh doanh ngoại hối giảm 57% (còn 6.3 tỷ đồng) do giảm thu từ công cụ tài chính phát sinh tiền tệ, lãi từ hoạt động khác giảm 52% (còn 7.1 tỷ đồng).

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 18%, thu được gần 81 tỷ đồng. Tuy nhiên, kỳ này, SGB tăng đến 84% chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (20.78 tỷ đồng), do đó Ngân hàng báo lãi trước thuế quý 3 giảm 8%, còn hơn 60 tỷ đồng.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, SGB dành ra gần 202 tỷ đồng để dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 4.7 lần cùng kỳ, do đó Ngân hàng thu được hơn 236 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 21%.

So với kế hoạch lãi trước thuế 190 tỷ đồng cho cả năm 2022, Saigonbank đã vượt 24% chỉ tiêu sau 9 tháng.

Tổng tiền gửi tại ngày 30/09/2022 đạt 20.931 tỷ đồng, tăng 2% (482 tỷ đồng) so với đầu năm và tăng 13% (2.461 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ cho vay so với tổng tiền gửi đạt 84,30% đáp ứng đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước là tỷ lệ phải thấp hơn 85%. Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn được kiểm soát ở mức 22,86%, thấp hơn nhiều so với yêu cầu tối đa 37% của Ngân hàng Nhà nước và đảm bảo tốt về yêu cầu thanh khoản.

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của Saigonbank ngày 30/9/2022 đạt 15,31%, cao hơn nhiều so với mức 8% mà NHNN yêu cầu tại Thông tư 41 (Basel II).

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tại thời điểm cuối quý 3 ở mức 2,07%, với con số tuyệt đối 391 tỷ đồng. Ngân hàng cho biết, tất cả các nhóm nợ, kể cả nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) đều có tài sản bảo đảm đầy đủ, đảm bảo thu hồi được tất cả các khoản nợ. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu đạt 150%, tương đương với 100 đồng nợ xấu thì ngân hàng trích lập dự phòng 150 đồng – thuộc nhóm cao trong hệ thống.

Xem thêm

Nợ xấu Saigonbank vượt ngưỡng an toàn

Nợ xấu Saigonbank vượt ngưỡng an toàn

Tình hình kinh doanh 6 tháng đầu năm 2018 của Saigonbank kém khả quan với chỉ số nợ xấu tăng mạnh từ dưới 3% lên 6,5%, vượt ngưỡng an toàn 3% theo quy định của NHNN.

Có thể bạn quan tâm

LPBank công bố lợi nhuận trước thuế năm 2024 đạt 12.168 tỷ đồng, chính thức bước chân vào nhóm doanh nghiệp có lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng

LPBank gia nhập câu lạc bộ lợi nhuận 10.000 tỷ

LPBank đã chính thức bước chân vào câu lạc bộ lợi nhuận trên 10.000 tỷ đồng, đánh dấu sự tăng trưởng vượt bậc và khẳng định vị thế trong hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam...