Sasco của "vua đồ hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn lãi 210 tỷ đồng trong năm 2022

Theo báo cáo tài chính, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng Không Sân bay Tân Sơn Nhất Sasco doanh thu năm 2022 đạt 1.400 tỷ đồng. Dù là Chủ tịch Sasco, ông Johnathan Hạnh Nguyễn chỉ nhận mức lương và thù lao khiêm tốn là 8 triệu đồng/tháng...
Johnathan Hạnh Nguyễn

Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng Không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco, mã chứng khoán: SAS) do "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị vừa công bố báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2022 với doanh thu đạt hơn 1.400 tỷ đồng, tăng gấp hơn 4 lần so với năm 2021. Giá vốn hàng bán tăng chậm hơn doanh thu nên lợi nhuận gộp cao gấp 5 lần, đạt 734,2 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu bán hàng hóa tại cửa hàng miễn thuế đem lại cho công ty hơn 417 tỷ đồng. Doanh thu hàng hóa tại Trung tâm thương mại và các chi nhánh khác là gần 179,7 tỷ đồng, doanh thu hoạt động phòng chờ là 308,5 tỷ đồng và 495 tỷ đồng đến từ doanh thu các hoạt động khác.

Doanh thu tài chính của Sasco giảm 16% về còn 90 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng gấp 3,5 lần từ 115 tỷ đồng lên 404 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng gấp hơn 2 lần từ 93 tỷ đồng lên 199 tỷ đồng. Chi phí tài chính lại đạt 3,6 tỷ đồng do hoàn nhập dự phòng giảm giá các khoản đầu tư góp vốn.

Kết quả, doanh nghiệp do "vua hàng hiệu" Johnathan Hạnh Nguyễn làm Chủ tịch báo lãi ròng 210 tỷ đồng, cao gấp gần 69 lần năm trước (năm 2021 chỉ lãi gần 3,1 tỷ đồng).

Sasco lý giải mức nền của năm 2021 thấp khi sức mua của khách trong nước hạn chế, các chuyến bay quốc tế gần như đóng băng. Trong khi đó, năm 2022, hoạt động kinh doanh tại nhà ga Tân Sơn Nhất đã dần phục hồi, sản lượng khách đi và đến tăng mạnh.

Kết thúc năm 2022, Sasco có tổng tài sản đạt 2.043,8 tỷ đồng. Nợ phải trả là 518,3 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn là 517,5 tỷ đồng.

Johnathan Hạnh Nguyễn
Trong phiên giao dịch 10h sáng ngày 30/3, giá cổ phiếu SAS ghi nhận ở mức 27.300 đồng/cổ phiếu.

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SAS hồi tháng 2/2022 leo lên mức 33.000 đồng/cổ phiếu, nhưng do sự sụt giảm mạnh chung của thị trường, giá cổ phiếu này giảm xuống mức thấp nhất hồi tháng 11/2022 là 18.000 đồng/cổ phiếu. Bước sang năm 2023, cổ phiếu SAS bứt phá khá mạnh, hiện dao động trong khoảng 27.000 đồng/cổ phiếu.

Trong phiên giao dịch 10h sáng ngày 30/3, giá cổ phiếu SAS ghi nhận ở mức 27.300 đồng/cổ phiếu. Theo đó, vốn hóa trên thị trường vào khoảng 3.644 tỷ đồng.

Theo tìm hiểu, Công ty Cổ phần Dịch vụ Hàng Không Sân bay Tân Sơn Nhất (Sasco) là công ty cổ phần, được cổ phần hóa từ Công ty Nhà nước – Công ty TNHH MTV Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất.

Hoạt động chính của Công ty bao gồm: Bán hàng miễn thuế, hãng mỹ nghệ; sản xuất gia vị, nước chấm; kinh doanh dịch vụ khách sạn và du lịch; kinh doanh dịch vụ vận tải hành khách; kinh doanh dịch vụ quảng cáo và dịch vụ phòng chờ hạng thương gia tại sân bay; cung cấp suất ăn hàng không và đường sắt, đại lý vé máy bay; và kinh doanh bất động sản, cho thuê kho và mặt bằng.

Hiện cơ cấu cổ đông của Sasco gồm: Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ACV (49,07%), cùng 3 cổ đông chiến lược đều là công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn là Công ty TNHH XNK Liên Thái Bình Dương (IPP), Công ty TNHH Thời trang - Mỹ phẩm Duy Anh, Công ty TNHH Thời trang - Mỹ phẩm Âu Châu.

Ngoài Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam ACV thì 3 cổ đông chiến lược còn lại của Sasco đều là công ty của ông Johnathan Hạnh Nguyễn. Nếu tính cả cổ phiếu cá nhân, tổng tỷ lệ sở hữu của ông Johnathan Hạnh Nguyễn tại Sasco là hơn 47%.

Cũng theo báo cáo tài chính, Sasco cho biết năm 2022 đã chi tổng cộng 13,2 tỷ đồng để chi trả các khoản lương, thù lao và thưởng, trong đó, riêng khoản thưởng là hơn 8,7 tỷ đồng.

Ông Johnathan Hạnh Nguyễn hiện là Chủ tịch Sasco chỉ nhận được mức thù lao hàng tháng là 8 triệu đồng, tức 96 triệu đồng/năm. Tuy nhiên, mức thưởng của "vua hàng hiệu" không được tiết lộ.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...