Sau 6 tháng, Viglacera vượt kế hoạch lợi nhuận năm đạt 1.740 tỷ đồng

Quý II/2022, doanh thu thuần và lãi trước thuế của Tổng công ty Viglacera lần lượt đạt 4.268 tỷ đồng và 843 tỷ đồng, tăng 45% và 92% so với cùng kỳ năm trước.
Sau 6 tháng, Viglacera vượt kế hoạch lợi nhuận năm đạt 1.740 tỷ đồng

Tổng công ty Viglacera (HoSE: VGC) vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2022. Trong quý II/2022, lợi nhuận gộp của VGC tăng 75% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 564 tỷ đồng, đạt 1.312 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 25% lên 30,7%. 

Công ty lý giải lợi nhuận trong quý II tăng do lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp tiếp tục phát huy vai tò dẫn dắt đóng góp chủ yếu và mức tăng trưởng lợi nhuận của công ty so với cùng kỳ; còn lĩnh vực vật liệu xây dựng có sự tăng trưởng về quy mô và lợi nhuận do công ty hợp nhất báo cáo tài chính của Công ty TNHH Kính nổi siêu trắng Phú Mỹ do nâng tỷ lệ sở hữu từ 35% lên 65%.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm 2022, VGC ghi nhận doanh thu và lãi trước thuế đều tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ, lần lượt đạt 8.101 tỷ đồng và 1.740 tỷ đồng, tăng 53% và 121%. Trong đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 1.443 tỷ đồng, tăng 2,2 lần so với cùng kỳ. 

Đại hội cổ đông năm 2022 của Viglacera đã thông qua kế hoạch lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 1.700 tỷ đồng, doanh thu đạt 15.000 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng, VGC đã hoàn thành 54% kế hoạch doanh thu và 102% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Về tài sản, tính tới ngày 30/6/2022, tổng tài sản của VGC đạt 22.476 tỷ đồng, tăng nhẹ 2% so với đầu năm. Trong cơ cấu tài sản, giá trị các khoản phải thu và hàng tồn kho đạt 5.346 tỷ đồng, tăng 10% so với đầu năm, song chỉ chiếm 24% tổng tài sản, cho thấy chất lượng tài sản của công ty khác tốt.

Lượng tiền và tương đương tiền cùng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn đạt 2.936 tỷ đồng, không biến động nhiều so với đầu kỳ. Đại đa số tài sản của công ty nằm ở tài sản cố định (5.644 tỷ đồng) và tài sản dở dang dài hạn (4.699 tỷ đồng). 

Về nguồn vốn, tại thời điểm kết thúc quý II/2022, nợ phải trả của VGC đạt 13.362 tỷ đồng, chiếm 59% tổng nguồn vốn. Trong đó, nợ ngắn hạn chiếm 63%, đạt 8.370 tỷ đồng. Trong cơ cấu nợ phải trả, tổng dư nợ vay của công ty đạt 33.46 tỷ đồng, chỉ chiếm 15% tổng nguồn vốn. Khoản người mua trả tiền trước ngắn hạn và phải trả người bán ngắn hạn đạt 3.811 tỷ đồng. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công

Nhà đầu tư có thể chọn lọc giải ngân ở những cổ phiếu củng cố hỗ trợ thành công, thu hút dòng tiền tốt với thanh khoản mua chủ động gia tăng ổn định và chuẩn bị bước vào nhịp tăng điểm ngắn hạn, thuộc một số nhóm ngành như chứng khoán, ngân hàng, bất động sản, thủy sản...

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

VN-Index có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm

Với thanh khoản sụt giảm, VN-Index có thể tiếp tục quán tính giảm trong những phiên tới và lùi xuống dưới đường SM50. Trong trường hợp tiêu cực, chỉ số có thể giảm sâu về ngưỡng 1.240 điểm...

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

Sóng nâng hạng mở đường cho VN-Index vượt vùng đỉnh 1.449 điểm

VN-Index có thể bứt phá lên vùng 1.378 – 1.535 điểm nhờ dòng tiền ngoại quay trở lại mạnh mẽ sau thời gian bán ròng kỷ lục trong năm 2024. Với đà tăng này, VN-Index được kỳ vọng sẽ vượt qua vùng tích lũy của năm 2024 và tiến gần tới vùng đỉnh lịch sử 1.449 điểm vào cuối năm 2025...