Sau BCG, đến lượt cổ phiếu "Tiên phong" gánh hạn

Khủng hoảng trái phiếu doanh nghiệp đã kích hoạt hiệu ứng domino, khiến cổ phiếu TPB và ORS lao dốc do loạt thông tin tiêu cực về Helios, Bamboo Capital và R&H Group, những tổ chức có liên hệ chặt chẽ với nhau...

Sau BCG, đến lượt cổ phiếu "Tiên phong" gánh hạn

Thị trường chứng khoán sáng 20/3 chứng kiến một pha đảo chiều đầy bất ngờ. VN-Index, sau khởi đầu khá lạc quan, bất ngờ quay đầu giảm 1,9 điểm xuống 1.322,73 điểm vào lúc 10h30. UPCoM cũng tụt về mốc tham chiếu, trong khi HNX-Index nhích nhẹ 0,47 điểm lên 245,75 điểm.

Tuy nhiên, tâm điểm của phiên giao dịch không nằm ở chỉ số chung, mà là cú lao dốc dữ dội của nhóm cổ phiếu liên quan đến "Tiên Phong". TPB (ngân hàng TPBank) và ORS (Chứng khoán Tiên Phong) đồng loạt sụt giảm mạnh, lần lượt mất 4,67% và 6,82% giá trị.

Cổ phiếu TPB trượt dài xuống 15.250 đồng/cổ phiếu, đây là mức thấp nhất kể từ tháng 9/2024. Thanh khoản tăng vọt lên 64,8 triệu đơn vị, gấp hơn 5 lần mức trung bình 10 phiên gần nhất, tương đương giá trị giao dịch gần 1.000 tỷ đồng. TPB không chỉ dẫn đầu mức giảm trong nhóm ngân hàng, mà còn trở thành mã có thanh khoản cao nhất trên thị trường sáng nay. Đáng chú ý, khối ngoại cũng không ngần ngại xả hàng, bán ròng hơn 9 triệu cổ phiếu.

anh-chup-man-hinh-2025-03-20-luc-120627.png
Diễn biến cổ phiếu TPB trong 6 tháng qua

Cổ phiếu ORS thậm chí còn “đỏ lửa” mạnh hơn, giảm sát sàn về 12.300 đồng/cổ phiếu, đánh mất 6,82% giá trị. Lượng giao dịch đạt 23,5 triệu đơn vị, tăng gấp đôi so với phiên trước và hơn 5 lần so với ngày 18/3, tương đương giá trị 295 tỷ đồng.

Đà giảm này không phải diễn biến đơn lẻ. Chỉ trong một tháng, cả hai mã này về vùng giá thấp nhất trong nửa năm qua.

Áp lực bán tháo ập đến với cổ phiếu TPB và ORS không đơn thuần chỉ là diễn biến ngẫu nhiên của thị trường, mà khởi nguồn từ những tín hiệu bất ổn trong mảng trái phiếu doanh nghiệp. Ngòi nổ chính là quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về việc tạm ngừng giao dịch lô trái phiếu trị giá 3.000 tỷ đồng của CTCP Đầu tư và Dịch vụ Helios, một doanh nghiệp có liên hệ với ông Nguyễn Hồ Nam, cựu Chủ tịch Bamboo Capital, người vừa bị khởi tố.

Điều khiến giới đầu tư "giật mình" chính là sự đan xen chằng chịt giữa các tổ chức tài chính trong thương vụ này. Lô trái phiếu bị đình chỉ giao dịch không chỉ do Chứng khoán Tiên Phong đăng ký lưu ký, mà còn được bảo lãnh thanh toán bởi BCG Land, công ty con của Bamboo Capital.

Trong khi đó, tình hình tài chính của Helios lại không mấy khả quan khi doanh nghiệp này báo lỗ 41 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, vốn chủ sở hữu tụt xuống 1.959 tỷ đồng, còn hệ số nợ/vốn chủ sở hữu vọt lên 3,5 lần, tương đương khoản nợ gần 7.000 tỷ đồng.

Nhưng chưa dừng lại ở đó, cái bóng của Bamboo Capital còn phủ lên cả TPBank. Cuối năm 2021, TPBank đã cấp tín dụng hơn 1.027 tỷ đồng cho Bamboo Capital, trong đó có 132 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và 895 tỷ đồng nợ vay dài hạn. Sang năm 2022, dư nợ này tiếp tục tăng mạnh, cán mốc 1.900 tỷ đồng, biến TPBank thành một trong hai chủ nợ lớn nhất của Bamboo Capital.

Không chỉ vậy, Bamboo Capital cũng từng "đổ tiền" vào TPB khi nắm giữ số cổ phiếu ngân hàng này trị giá gần 990 tỷ đồng, chiếm tới 99% danh mục đầu tư chứng khoán của tập đoàn vào cuối năm 2021.

anh-chup-man-hinh-2025-03-20-luc-115201.png
Diễn biến cổ phiếu ORS trong 6 tháng qua

Ngoài Helios, TPBank và ORS còn dính dáng sâu vào Công ty cổ phần Tập đoàn R&H (R&H Group), một cái tên khác trong hệ sinh thái trái phiếu đầy rủi ro. Trong giai đoạn cuối 2021 - đầu 2022, hai tổ chức này đã tham gia thu xếp phát hành tới 8.150 tỷ đồng trái phiếu cho R&H Group.

Đáng nói, riêng quý 4/2021, tập đoàn này đã huy động 3.150 tỷ đồng để đầu tư vào các dự án bất động sản, trong đó nhiều dự án đang bị thế chấp ngân hàng, làm dấy lên mối lo ngại về khả năng thanh toán trong tương lai.

Chỉ trong thời gian ngắn, những "quả bom nổ chậm" trong danh mục đầu tư đã tạo ra hiệu ứng domino, đẩy cổ phiếu TPB và ORS vào vòng xoáy giảm giá. Sự điều chỉnh mạnh của TPB và ORS cho thấy nhà đầu tư đang ngày càng thận trọng trước những tín hiệu rủi ro từ thị trường trái phiếu.

Theo kết quả kinh doanh năm 2024, ngân hàng TPBank ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 7.600 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2023. Trong khi, Chứng khoán Tiên Phong đạt 481 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 70% so với cùng kỳ, hoàn thành 134% kế hoạch lợi nhuận đặt ra cho cả năm.

Xem thêm

TPBank và Trung tâm RAR ký kết Hợp đồng triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VneID trên app TPBank

TPBank và Trung tâm RAR ký kết triển khai dịch vụ định danh và xác thực điện tử qua VneID

Sự hợp tác giữa Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên phong (TPBank) và Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR), thuộc Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06), Bộ Công an nhằm triển khai các dịch vụ ngân hàng đa dạng trên nền tảng số…

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh Hội nghị đối thoại tại Hong Kong, tháng 4/2025

Thêm tín hiệu tích cực cho tiến trình nâng hạng thị trường chứng khoán

Trong chương trình công tác tại Hong Kong, Trung Quốc (từ ngày 07/4 - 10/4/2025), Bộ Tài chính đã phối hợp cùng Ngân hàng Thế giới và Hiệp hội Thị trường tài chính chứng khoán châu Á (ASIFMA) tổ chức Hội nghị Đối thoại với các nhà đầu tư tổ chức quốc tế tại Hong Kong. Đây là hoạt động duy trì đối thoại, chia sẻ, cung cấp thông tin thường xuyên, liên tục giữa cơ quan quản lý chứng khoán và các thành viên thị trường, các nhà đầu tư trong nước, quốc tế, các định chế tài chính và tổ chức cung cấp ch

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Thất vọng vì thuế quan, S&P 500 chạm đáy gần một năm

Chỉ số S&P 500 giảm mạnh, lần đầu tiên đóng cửa dưới mốc 5.000 điểm sau gần 1 năm do tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan hơn khi hy vọng về việc Mỹ trì hoãn hoặc nhượng bộ trong chính sách thuế quan đang dần tan biến…

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Nhà đầu tư nên cẩn thận khi thử bắt đáy

Thị trường chứng khoán lao dốc mạnh, VN-Index mất gần 78 điểm do áp lực giải chấp, các công ty chứng khoán khuyến nghị nhà đầu tư hạn chế bắt đáy và tránh dùng chiến thuật Long...

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Định vị nhà đầu tư cá nhân trong "cuộc chơi mới" của thị trường chứng khoán Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể vượt qua ranh giới "cận biên" để gia nhập nhóm "mới nổi" vào 2025? Câu trả lời này không chỉ là bước ngoặt, mà còn mở ra cơ hội vàng cho các nhà đầu tư cá nhân, đánh dấu một kỷ nguyên mới đầy thách thức và tiềm năng trên thị trường chứng khoán...

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng: Ai đang dẫn đầu?

Cuộc đua công nghệ giữa các ngân hàng đang trở nên khốc liệt, khi việc đầu tư và tự phát triển hệ thống công nghệ, đặc biệt là core banking và giao diện người dùng trở thành yếu tố then chốt để nâng cao trải nghiệm khách hàng, tăng CASA, giành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh số hóa toàn ngành...