Sau gần 9 năm cổ phiếu Vietcombank bằng giá… 2 tô phở

Thông tin lợi nhuận đột biến trong nửa đầu năm nay khiến cổ phiếu Vietcombank (mã: VCB) nhảy vọt lên 56.000 đồng/CP, bằng giá lúc IPO năm 2007 và hiện chỉ ngang giá... 2 tô phở.
Sau gần 9 năm cổ phiếu Vietcombank bằng giá… 2 tô phở

Hiện, VCB nằm trong nhóm cổ phiếu dẫn đầu ngành ngân hàng và có mức giá cao nhất nhóm. Cổ phiếu này đã tăng rất mạnh trong vài phiên gần đây khi ước lợi nhuận 6 tháng đầu năm tăng gần 40% so với cùng kỳ.

Tin vui đẩy giá cổ phiếu

Chốt phiên 13/7, Vietcombank đã tăng trần lên 57.500 đồng – vượt đỉnh cũ của một năm trước và là mức giá cao nhất từ khi niêm yết (giá đã điều chỉnh kỹ thuật). Phiên 14/7, mã VCB giảm nhẹ xuống 56.000 đồng/CP. Tại mức giá này, vốn hóa thị trường của Vietcombank hiện đạt 149.241.000 tỷ đồng (6,8 tỷ USD), bằng tổng vốn hóa của 3 ngân hàng lớn khác Vietinbank, BIDV và MB.

Kỷ niệm buồn 9 năm trước

Từ nửa cuối năm 2014 đến tháng 7/2015, Vietcombank (VCB) có đà tăng rất ấn tượng khi tăng gấp đôi từ 25.000 lên 54.500 đồng, tuy nhiên sau đó đã giảm khá sâu theo xu hướng chung của thị trường.

Sau 9 năm, cổ phiếu VCB nhọc nhằn trở lại mức giá khi IPO là 56.000 đồng/CP[/caption] Mức giá hiện tại của cổ phiếu Vietcombank đã trở về với mức giá khi ngân hàng này IPO cách đây gần 9 năm – một kỷ niệm buồn khó quên của không ít nhà đầu tư lâu năm trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Giá đấu bình quân khi Vietcombank IPO vào cuối năm 2007 đạt xấp xỉ 108.000 đồng/cp. Trải qua nhiều đợt chia tách, phát hành tăng vốn, trả cổ tức thì mức giá IPO được điều chỉnh xuống còn khoảng 54.700 đồng.

Cuối năm 2007, bất chấp thị trường đang lao dốc, gần 10.000 nhà đầu tư đã nhảy vào cuộc đua tranh mua cổ phần của ngân hàng Vietcombank. Phiên đấu giá IPO Vietcombank diễn ra vào tuần cuối cùng của năm 2007, khi đó VN-Index đã trải qua 2 tháng giảm mạnh liên tiếp kể từ đỉnh gần nhất 1.100 điểm xuống còn hơn 900 điểm.

Tuy vậy, bất chấp sự đi xuống của thị trường, Vietcombank vẫn có sức hấp dẫn quá lớn đối với đông đảo giới đầu tư khi đây là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên tiến hành cổ phần hóa. Mặc dù giá khởi điểm lên đến 100.000 đồng/cp nhưng có không ít ý kiến lạc quan đã nhận định giá trúng bình quân có thể lên đến 150.000 đồng/cp khiến nhà đầu tư đổ xô tham gia đấu giá. Tổng cộng đã có gần 10.000 nhà đầu tư tham gia vào đợt IPO này.

Và kết quả cuối cùng là giá đấu bình quân đạt xấp xỉ 108.000 đồng/cp, tương ứng với tổng giá trị huy động được là gần 10.000 tỷ đồng – con số kỷ lục đối với một đợt IPO trên thị trường chứng khoán Việt Nam mà chưa biết đến khi nào mới phá được. Những nhà đầu tư mua được với giá thấp – có không ít người đây là lần đầu tiên tham gia mua chứng khoán - mới đầu khá hân hoan nhưng họ không thể ngờ rằng hành trình “đầy đau thương” của họ mới chỉ bắt đầu.

Như đã nói ở trên, đợt IPO của Vietcombank diễn ra khi thị trường đã giảm mạnh 2 tháng liên tiếp sau khi lần thứ 3 không trụ lại được ngưỡng 1.100 điểm. Có lẽ không mấy ai ngờ được là phải tới nửa năm sau thị trường mới tạm ngừng rơi khi VN-Index chỉ còn 366 điểm. Với tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu, VN-Index chỉ thực sự tạo đáy vào tháng 2/2009 sau khi rơi xuống 235 điểm.

Trên thị trường OTC, khi VN-Index ở vùng đáy, cổ phiếu được giao dịch quanh mức 30.000 đồng/cp – tức mất hơn 70% so với thời điểm IPO. Tháng 6/2009, một năm rưỡi sau khi IPO, Vietcombank lên sàn với giá giao dịch dao động quang ngưỡng 50-60.000 đồng/cp. Nhiều nhà đầu tư đã tranh thủ cắt lỗ, chấp nhận mức lỗ 40-50% nhưng cũng có không ít người, đặc biệt là những người làm trong ngành ngân hàng vẫn kiên trì nắm giữ thêm nhiều năm nữa, thậm chí là đến hiện nay.

Theo Trí thức trẻ  

Có thể bạn quan tâm

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Những "ông hoàng" tiền mặt trên sàn chứng khoán Việt

Nhiều doanh nghiệp đang sở hữu lượng tiền mặt khổng lồ lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng. Điều này giúp họ thu về khoản lãi tiền gửi lớn, con số tương đương với lợi nhuận ròng cả năm mà nhiều doanh nghiệp khác phải nỗ lực đạt được...

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Nvidia và Walmart giúp chứng khoán Mỹ tăng điểm, giá dầu đi ngang

Hai trong ba chỉ số chính của Phố Wall đều ghi điểm nhờ sự bứt phá mạnh mẽ của nhóm cổ phiếu công nghệ và các nhà đầu tư háo hức chờ đợi báo cáo tài chính từ Nvidia. Trong khi đó, cổ phiếu Walmart cũng tăng mạnh sau khi nhà bán lẻ nâng dự báo doanh thu hàng năm…

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

S&P 500 và Nasdaq phục hồi, giá dầu bật tăng hơn 3%

Nasdaq và S&P 500 đã khép lại phiên giao dịch thứ Hai với mức tăng nhẹ, hồi phục một phần tổn thất sau nhiều phiên giảm trước đó. Các nhà đầu tư hiện đang háo hức chờ đợi báo cáo lợi nhuận quý của Nvidia…

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

TCBS thành công phát hành hơn 1,7 tỷ cổ phiếu, trở thành “quán quân” vốn điều lệ ngành chứng khoán

Sau khi nâng vốn lên 19.613 tỷ đồng, TCBS vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành chứng khoán về vốn điều lệ, vượt qua Chứng khoán SSI. Tuy nhiên, “ngôi vương” này có thể sẽ sớm đổi chủ khi SSI đang triển khai chào bán 151,1 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ từ 18.130 tỷ đồng lên 19.641 tỷ đồng...