Sau kiểm toán, Tập đoàn Bảo Việt lãi 1.114 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 5 tỷ USD

Tổng doanh thu hợp nhất của Tập đoàn Bảo Việt (mã: BVH) năm 2018 đạt hơn 41.847 tỷ đồng, tăng 28% so với năm trước, lợi nhuận sau thuế đạt 1.114 tỷ đồng, tổng tài sản chạm mốc 5 tỷ USD.
Sau kiểm toán, Tập đoàn Bảo Việt lãi 1.114 tỷ đồng, tổng tài sản đạt 5 tỷ USD

Tập đoàn Bảo Việt tiếp tục nâng quy mô tổng tài sản lên mốc 5 tỷ USD

Theo đó, tại thời điểm 31/12/2018 Tập đoàn Bảo Việt đã nâng tổng tài sản hợp nhất lên mức 113.155 tỷ đồng (xấp xỉ gần 5 tỷ USD), tăng trưởng 23,8% so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu đạt 15.465 tỷ đồng, tăng 6,9% so với thời điểm cuối năm 2017.

Tổng nợ phải trả đến cuối kỳ cũng tăng thêm gần 20.000 tỷ đồng, lên tới 97.690 tỷ đồng.

Năm 2018, Tập đoàn Bảo Việt ghi nhận tổng doanh thu hợp nhất đạt 41.847 tỷ đồng, tăng trưởng 27,8% so với năm 2017. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm gốc là hơn 32.360 tỷ đồng, tăng 22,8% so với năm trước, phí nhượng tái bảo hiểm là 2.537 tỷ đồng. Doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm là 29.066 tỷ đồng, chi bồi thường bảo hiểm gốc và chi trả đáo hạn gần 11.430 tỷ đồng…

Khoản dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm gốc lên tăng mạnh lên 15.259 tỷ đồng, phát sinh khoản dự phòng lãi cam kết đầu tư tối thiểu tới 964 tỷ đồng, dự phòng chia lãi tăng thêm 105 tỷ đồng…

Tổng chi trực tiếp hoạt động kinh doanh bảo hiểm cũng tăng thêm tới hơn 8.200 tỷ đồng, lên tới 31.703 tỷ đồng.

Do đó, lợi nhuận gộp kinh doanh bảo hiểm chỉ còn lại 2.637 tỷ đồng, tăng gấp 5 lần so với năm trước.

Hoạt động tài chính năm 2018 đã đem về khoản doanh thu kỷ lục cho Bảo Việt tới gần 9.044 tỷ đồng, tăng 57% so với năm trước và lợi nhuận từ mảng này ghi nhận 7.340 tỷ đồng.

Sau khi trừ đi các khoản chi phí, Tập đoàn Bảo Việt ghi nhận lợi nhuận trước thuế 1.396 tỷ đồng và lãi sau thuế còn 1.164 tỷ đồng, tăng 30 tỷ đồng so với báo cáo tự lập trước đó song vẫn giảm 28% so với năm trước.

Xét theo bộ phận, các công ty của Tập đoàn Bảo Việt đều ghi nhận sự tăng trưởng cao trong năm 2018, trong đó dẫn đầu thị phần doanh thu phí trong cả hai lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ.

Cụ thể, doanh thu phí bảo hiểm trong lĩnh vực phi nhân thọ đạt 10.839 tỷ đồng, tăng trưởng 20,6%, lĩnh vực nhân thọ đạt 21.508 tỷ đồng, tăng trưởng 23,1%.

Bảo hiểm Bảo Việt đạt tổng doanh thu phí bảo hiểm gốc 9.853 tỷ đồng, tăng 22,4% so với năm 2017, tăng trưởng về mặt thị phần với 21,3% – tiếp tục khẳng định vị thế số 1 trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.

Bảo Việt Nhân thọ giữ vững ngôi vị số 1 thị trường, tăng trưởng mạnh với doanh thu phí bảo hiểm đạt 21.508 tỷ đồng, tăng trưởng 23,1% so với năm 2017.

Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đạt doanh thu 548 tỷ đồng, tăng trưởng 13,2% so với năm 2017. BVSC nằm trong TOP 3 công ty chứng khoán có thị phần giao dịch trái phiếu và TOP 10 công ty chứng khoán có thị phần giao dịch cổ phiếu và chứng chỉ quỹ lớn nhất trên 2 sàn HSX và HNX.

Trong năm 2018, BVSC cũng thành công với các thương vụ lớn và được vinh danh “Công ty Chứng khoán tư vấn M&A tiêu biểu nhất năm 2017-2018” và “Công ty Chứng khoán tư vấn M&A tiêu biểu của thập kỷ 2009-2018”.

Công ty Quản lý Quỹ Bảo Việt (BVF) quản lý khối tài sản đạt 53.896 tỷ đồng, tương đương gần 2,5 tỷ USD, tăng trưởng 21,6% so với thời điểm cuối năm 2017. Doanh thu đạt hơn 115 tỷ đồng, tăng trưởng 7,9% nhờ các quỹ và danh mục đầu tư đều đạt và vượt kế hoạch đề ra.

>> Doanh thu phí bảo hiểm tăng 23%, Tập đoàn Bảo Việt lãi trước thuế 1.365 tỷ đồng

Có thể bạn quan tâm

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Dự báo lợi nhuận quý 1/2025: Ngành dầu khí 'tụt dốc'

Lợi nhuận ngành dầu khí quý 1/2025 dự báo giảm mạnh 27% do giá dầu lao dốc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các doanh nghiệp trong ngành. Tuy nhiên, PVS và PVT được đánh giá là hai điểm sáng nhờ triển vọng tăng trưởng từ các dự án quan trọng...

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Tổng hợp lịch đại hội cổ đông 2025 của các công ty chứng khoán

Mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 của các công ty chứng khoán đang đến gần, với nhiều kế hoạch kinh doanh tham vọng được công bố. Những con số ấn tượng về doanh thu và lợi nhuận phản ánh kỳ vọng hồi phục mạnh mẽ sau một năm đầy biến động...

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Việt Nam lên hạng chứng khoán: Lợi cả trăm bề

Khi thời điểm công bố báo cáo giữa kỳ của FTSE Russell về kết quả xếp hạng thị trường đang đến gần, thị trường đang xôn xao trở lại về khả năng Việt Nam được nâng hạng từ thị trường "cận biên" lên thị trường "mới nổi" trong năm 2025...

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

Thị trường phân hóa, áp lực điều chỉnh gia tăng

VN-Index điều chỉnh sau chuỗi tăng mạnh, kết phiên ngày 26/3 giảm 5,83 điểm xuống 1.326 điểm, VN30 giảm 7,32 điểm còn 1.381 điểm. Thị trường phân hóa rõ nét, thanh khoản giảm, khối ngoại tiếp tục bán ròng 515 tỷ đồng, trong khi các chuyên gia khuyến nghị thận trọng và ưu tiên quản trị rủi ro...