SCG sụt giảm doanh thu trong quý 3/2022

SCG sụt giảm doanh thu và lợi nhuận trong quý 3/2022 do ảnh hưởng của biến động giá nhiên liệu toàn cầu.
SCG sụt giảm doanh thu trong quý 3/2022
Chuỗi cung ứng ASEAN

SCG sụt giảm doanh thu được cho rằng từ hậu quả từ xung đột Nga-Ukraine, suy thoái kinh tế toàn cầu do gia tăng lãi suất, và sự chững lại của kinh tế Trung Quốc do chính sách Zero-Covid của nước này. 

Ngành công nghiệp hoá dầu chạm mức thấp nhất của chu kỳ 20 năm. Theo đó, SCG sụt giảm doanh thu do SCGC (ngành hóa dầu của SCG) chịu ảnh hưởng bởi giá nguyên vật liệu tăng cao và sự gia tăng sản lượng quá mức gây ra tình trạng thừa cung. Ngoài ra, SCG sụt giảm doanh thu còn do ngành xi măng và vật liệu xây dựng cũng phải đối mặt với chi phí năng lượng tăng vọt. Tuy nhiên, SCGP (ngành kinh doanh bao bì của SCG) vẫn đang kinh doanh khả quan trước những biến động về năng lượng.

Trên bình diện chung, SCG đang sở hữu vị thế tài chính vững chắc nhờ chiến lược quản lý thanh khoản chặt chẽ và đầu tư có mục tiêu vào những lĩnh vực kinh doanh bền vững và tiềm năng cao. SCG chủ động tham gia vào ba lĩnh vực kinh doanh mới bao gồm: 1) Năng lượng tái tạo (Renewable Energy), 2) Chuỗi cung ứng ASEAN (ASEAN Logistics) và 3) Lối sống thông minh (Smart Living). Chiến lược kinh doanh của SCG hướng đến nâng cao chất lượng cuộc sống, cung cấp cho khách hàng và xã hội những giải pháp tiện lợi, chi phí phù hợp, an toàn và thân thiện với môi trường.

Ông Roongrote Rangsiyopash - Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Tập đoàn SCG cho biết, SCG sụt giảm doanh thu đáng kể trong Quý 3 năm 2022 bởi giá năng lượng tăng cao nhất trong vòng 10 năm qua. SCG sụt giảm doanh thu là hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine, khiến chi phí năng lượng của SCG tăng đáng kể, trong bối cảnh ngành hóa dầu chạm mức thấp nhất trong 20 năm. Như dự kiến, kinh tế toàn cầu suy giảm do lãi suất toàn cầu tăng, bên cạnh việc nền kinh tế Trung Quốc chưa hồi phục do chính sách Zero-Covid.

"SCG đã chuẩn bị đầy đủ để ứng phó khủng hoảng có tính chu kỳ này, đồng thời vẫn duy trì sự ổn định tài chính vững chắc. Tập đoàn đã tối ưu hóa chi phí, đánh giá lại các khoản đầu tư, và tạm hoãn các dự án mới có mức độ ưu tiên thấp. SCG tập trung vào các dự án thu lợi nhuận nhanh phù hợp với chiến lược mở rộng kinh doanh, như dự án Tổ hợp Hóa dầu miền Nam (LSP) tại Việt Nam, có tiến độ xây dựng đúng theo kế hoạch và hiện đã hoàn thành 97%. Để củng cố hơn nữa vị thế tài chính, các khoản trái khoán tín dụng có tổng trị giá hơn 21,88 tỷ đồng cũng đã được SCG phát hành trong Quý 3 năm 2022" - Ông Roongrote Rangsiyopash cho biết thêm.

SCG sụt giảm doanh thu trong quý 3/2022
SCG sụt giảm doanh thu trong quý 3/2022

Kết quả hoạt động trước kiểm toán trong Quý 3 năm 2022 của SCG ghi nhận doanh thu từ bán hàng là 91,75 nghìn tỷ đồng (tương đương 3,9 tỷ đô la Mỹ), giảm 7% so với quý trước, do giá thành sản phẩm hóa dầu giảm vì nhu cầu của ngành suy giảm, trong bối cảnh ngành hóa chất chạm mức thấp nhất chu kỳ. Lợi nhuận trong kỳ đạt mức 1,58 nghìn tỷ đồng (67 triệu đô la Mỹ), giảm 75% so với quý trước chủ yếu do chênh lệch giá mua-bán hóa dầu thấp hơn, chi phí năng lượng cao hơn, cùng với cổ tức theo kỳ thấp hơn. Tính theo năm, doanh thu từ bán hàng đạt mức tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do giá sản phẩm xi măng và vật liệu xây dựng lên cao hơn theo xu hướng của thị trường, và kết quả kinh doanh khả quan của ngành bao bì SCGP. Tuy nhiên, lợi nhuận trong kỳ giảm 64% so với cùng kỳ năm ngoái do chênh lệch giá mua-bán hóa dầu thấp hơn và thu nhập vốn chủ sở hữu thấp hơn.

Trong 9 tháng đầu năm 2022, SCG ghi nhận doanh thu từ bán hàng đạt 298,61 nghìn tỷ đồng (tương đương 12,92 tỷ đô la Mỹ), tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đến từ doanh số bán hàng cao hơn trên tất cả các ngành kinh doanh, chủ yếu là do giá sản phẩm cao hơn theo xu hướng của thị trường. Tổng lợi nhuận trong kỳ đạt 14,17 nghìn tỷ đồng (tương đương 613 triệu đô la Mỹ), giảm 45% so với cùng kỳ năm ngoái, do chi phí nguyên vật liệu và nhiên liệu cao hơn, cũng như thu nhập vốn chủ sở hữu trong lĩnh vực hóa dầu thấp hơn.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

Xuất nhập khẩu Kein: Bị phạt nặng và "tước quyền" công bố 230 mỹ phẩm

230 sản phẩm bị “tước quyền” công bố mỹ phẩm, bị tạm ngừng xem xét và tiếp nhận hồ sơ công bố mỹ phẩm trong 6 tháng, bị xử phạt hành chính 120 triệu đồng, kéo theo chuỗi cung ứng hàng bị đứt gãy… sự việc đang diễn ra tại Cty Kein, đơn vị quản lý vận hành chuỗi cửa hàng Nhật nội địa KeinShoku Gyomu.

Giá xăng tuần này không có nhiều biến động

Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều

Thị trường xăng dầu đang chứng kiến những biến động khó lường. Giá xăng tiếp tục tăng giảm trái chiều trong kỳ điều hành mới nhất của liên Bộ Công Thương - Tài chính...