Sẽ chỉ có NHNN được thanh toán trên thị trường chứng khoán?

Trong quá trình xem xét dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi) nhiều ý kiến cho rằng, cần quy định chỉ NHNN được thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán cho các giao dịch chứng khoán trên Sở GDCK để bảo đảm
Sẽ chỉ có NHNN được thanh toán trên thị trường chứng khoán?

Ðây cũng là câu chuyện được nhiều đại biểu Quốc hội bàn thảo trong cuộc họp về dự án Luật sửa đổi, bổ sung Luật Chứng khoán của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Vũ Hồng Thanh, hiện nay, việc thanh toán tiền cho các giao dịch chứng khoán được thực hiện tại 3 ngân hàng (BIDV đối với giao dịch chứng khoán, Vietinbank đối với giao dịch chứng khoán phái sinh; Ngân hàng Nhà nước đối với giao dịch trái phiếu Chính phủ).

Giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cơ sở khoảng trên 5.000 tỷ đồng/phiên; trên thị trường phái sinh khoảng 90.000 hợp đồng/phiên, còn trên thị trường trái phiếu chính phủ khoảng 9.000 tỷ đồng/phiên.

Thực tế, theo thông lệ quốc tế, việc thanh toán tiền được thực hiện qua ngân hàng trung ương bởi mức độ tín nhiệm cao và rủi ro tín dụng ít khả năng xảy ra hơn so với ngân hàng thương mại. Điều này cũng phù hợp với Bộ các nguyên tắc hoạt động của Cơ sở thị trường tài chính (CPSS-IOSCO), bảo đảm tính thống nhất một đầu mối, giảm thiểu rủi ro hệ thống trong trường hợp ngân hàng thương mại có thể lâm vào tình trạng khó khăn hoặc phá sản, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, theo Luật Ngân hàng Nhà nước (NHNN) hiện hành, NHNN chỉ cung ứng dịch vụ thanh toán cho các ngân hàng (không có các đối tượng khác như công ty chứng khoán, tổ chức, cá nhân khác).

Do vậy, Thường trực Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ xem xét xây dựng lộ trình đối với việc chuyển giao các chức năng thanh toán chứng khoán từ ngân hàng thương mại tập trung về NHNN và xem xét nội dung này khi đề xuất sửa đổi Luật Ngân hàng Nhà nước trong thời gian tới.

Đồng ý với quan điểm của Uỷ ban Kinh tế, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nói,  cái gì ổn định thì cứ để phát triển, cái gì bất hợp lý mới nên sửa. Ðánh giá trên thực tế hoạt động thanh toán tại TTCK Việt Nam, bà Ngân cho rằng, mô hình thanh toán hiện thời là ổn, nên không nhất thiết phải thay đổi.

Ðiều cần thay đổi là mô hình Sở GDCK, chỉ nên có 1 Sở GDCK để thống nhất việc tổ chức, vận hành thị trường và tạo thuận lợi cho nhà đầu tư.

Liên quan đến sở GDCK, cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất quan điểm: Việt Nam sẽ chỉ có 1 sở giao dịch chứng khoán, chứ không tổ chức dưới dạng 2 sở như hiện nay, hay theo mô hình 3 sở (2 sở hiện có và 1 sở GDCK Việt Nam tổ chức theo mô hình công ty mẹ). Tuy nhiên, Sở GDCK duy nhất của Việt Nam sẽ đặt tại đâu thì còn những ý kiến trái chiều.

Một nội dung quan trọng được nêu ra tại cuộc họp là dự án Luật cần được đẩy sớm thời gian có hiệu lực, thay vì 1/1/2021 như ban đầu, nay thời điểm có hiệu lực của Luật mới là 1/9/2020.

Cùng với đó, dự án Luật cũng sẽ chưa mở không gian cho khối dcần quy định chỉ NHNN được thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán cho các giao dịch chứng khoán trên Sở GDCK để bảo đảm an toàn cho nhà đầu tư.oanh nghiệp sáng tạo, khởi nghiệp gọi vốn qua TTCK, bởi theo Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, đặc trưng của TTCK là sự nhạy cảm và dễ tạo phản ứng dây chuyền khi gặp rủi ro, nên khối doanh nghiệp khởi nghiệp, sáng tạo khi cần vốn thì gọi qua các kênh khác, chứ không qua sàn chứng khoán. 

>> 4 “ẩn số” của thị trường chứng khoán Việt Nam từ nay đến năm 2021   

Có thể bạn quan tâm

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Duy trì danh mục với cổ phiếu giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định

Nhà đầu tư chỉ nên duy trì danh mục đối với những cổ phiếu xác nhận hỗ trợ thuyết phục, giữ được biên độ sideway theo VN-Index hoặc vẫn tăng nhẹ nhờ lực cầu ổn định. Đồng thời, có thể cân nhắc giải ngân thêm khi thị trường có nhịp rung lắc ở những cổ phiếu này...

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Lợi nhuận 9 tháng MWG gấp 37 lần cùng kỳ, vượt 20% kế hoạch năm

Trong 9 tháng đầu năm 2024, MWG ghi nhận doanh thu thuần đạt 99.767 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.881 tỷ đồng, gấp hơn 37 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Với kết quả này, MWG đã hoàn thành gần 80% mục tiêu doanh thu và vượt 20% kế hoạch lợi nhuận cả năm mà công ty đề ra...

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq chạm đỉnh lịch sử

Nasdaq lập kỷ lục mới trong phiên 29/10 khi các nhà đầu tư đánh giá hàng loạt báo cáo lợi nhuận và chờ đợi kết quả từ Alphabet được công bố sau giờ đóng cửa…

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nắm giữ các cổ phiếu dài hạn, chuẩn bị tiền mặt để giải ngân khi về định giá hấp dẫn

Nhà đầu tư nên theo sát diễn biến tỷ giá, giá dầu và các thị trường thế giới để chờ đợi các tín hiệu xác nhận xu hướng hồi phục rõ ràng hơn. Đồng thời, tập trung nắm giữ các cổ phiếu dài hạn và chuẩn bị sẵn lượng tiền mặt để giải ngân khi các cổ phiếu này về định giá hấp dẫn...

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất đảo chiều: Doanh nghiệp nhỏ tăng vọt, DGC hụt hơi

Ngành hóa chất hiện đang cho thấy sự phân hóa rõ rệt, khi các doanh nghiệp nhỏ hơn như Hóa chất Cơ bản Miền Nam và Hóa chất Việt Trì đang tận dụng đà tăng trưởng của thị trường để bứt phá, trong khi "ông lớn" Tập đoàn Hóa chất Đức Giang lại gặp khó khăn trong việc duy trì lợi nhuận...