Sẽ có Tổ công tác đặc biệt cắt giảm và ngăn chặn rào cản kinh doanh

Thủ tướng sẽ thành lập Tổ công tác đặc biệt về thúc đẩy cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh.
Sẽ có Tổ công tác đặc biệt cắt giảm và ngăn chặn rào cản kinh doanh

Mục tiêu của Tổ công tác này là cắt giảm 20% các văn bản đã ban hành thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, ít nhất 20% chi phí hành chính tuân thủ quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh mỗi năm.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết điều này tại cuộc họp ngày 2/1 về việc xây dựng công cụ và kế hoạch cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.

Theo dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch, nòng cốt của Tổ công tác này là VPCP, Bộ Tư pháp và lãnh đạo cấp vụ, cục của các bộ liên quan.

Những năm qua, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực cải cách nhưng các nước cũng cải cách rất mạnh. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam năm 2019 tăng tới 10 bậc, nhưng môi trường kinh doanh lại tụt 1 hạng dù vẫn tăng điểm.

Quan điểm chỉ đạo của kế hoạch là cắt giảm ngay những quy định là rào cản với hoạt động sản xuất, kinh doanh và ngăn chặn việc phát sinh các quy định mới làm tăng chi phí cho doanh nghiệp. Với các quy định nằm trong luật, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội sửa đổi.

Tinh thần chung của kế hoạch này là sẽ tiếp tục quyết liệt trong cải cách thủ tục hành chính, trong đó có việc sửa đổi 25 điểm chồng chéo trong các văn bản quy phạm pháp luật mà Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) chỉ ra mới đây. Đặc biệt, phải kiểm soát việc ban hành các thông tư, nhiều rào cản rất lớn đang nằm trong các văn bản này. Cùng với đó, cải cách mạnh mẽ các quy định về kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu.

Một điểm nổi bật của dự thảo kế hoạch là nguyên tắc khi ban hành một văn bản mới phải bãi bỏ ít nhất một văn bản cũ, riêng thông tư thì ban hành một phải bãi bỏ ít nhất hai. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết thêm, sẽ tham khảo kinh nghiệm của Vương quốc Anh về nội dung này.

Cùng với đó, kế hoạch sẽ nghiên cứu bộ công cụ tính toán chi phí tuân thủ của người dân và doanh nghiệp khi thực hiện các quy định; xếp hạng, đánh giá sự tích cực của bộ ngành, địa phương. “Báo chí và doanh nghiệp phản ánh rằng có những bộ công bố cắt giảm điều kiện và thủ tục nhưng thực chất không được như thế”, Bộ trưởng nói.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...