Bộ Công Thương cắt giảm 202 điều kiện kinh doanh điện lực, hóa chất, thực phẩm

Phương án cắt giảm, đơn giản hóa 202 điều kiện đầu tư kinh doanh cho giai đoạn 2019-2020 của Bộ Công Thương tập trung vào các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện như rượu, thuốc lá, an toàn thự
Bộ Công Thương cắt giảm 202 điều kiện kinh doanh điện lực, hóa chất, thực phẩm

Ông Nguyễn Anh Sơn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Công Thương) cho biết, Bộ Công Thương đã có Quyết định 3720/QĐ-BCT ngày 11/10/2018 ban hành phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ trong giai đoạn 2019-2020.

Theo phương án trên, Bộ Công Thương cắt giảm, đơn giản hóa và chuyển hậu kiểm 202 điều kiện trên tổng số 561 điều kiện thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ (tương đương với 36%).

Như vậy, với việc cắt giảm, đơn giản hóa lần 1 tại Nghị định 08/2018/NĐ-CP là 55,5% và cộng với dự kiến cắt giảm lần 2 này thì tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện kinh doanh của Bộ Công Thương dự kiến đạt 72,1%.

“Với số điều kiện kinh doanh được cắt giảm, tính trên tổng số 1.216 điều kiện kinh doanh được giao thì Bộ đã cắt giảm hơn 55% số điều kiện. Nếu tính trên tổng số 6.191 điều kiện đầu tư kinh doanh của các bộ, Bộ Công Thương đã cắt giảm khoảng 11% điều kiện đầu tư kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ”, ông Sơn nói.

Phương án cắt giảm, đơn giản hóa điều kiện đầu tư kinh doanh cho giai đoạn 2019-2020 tập trung vào các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện sau:

Lĩnh vực an toàn thực phẩm: đề xuất cắt giảm 79 điều kiện; đơn giản hóa 34 điều kiện trên tổng số 132 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này.

Kinh doanh thuốc lá: chuyển hậu kiểm 8 điều kiện trên tổng số 65 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này.

Kinh doanh rượu: đề xuất cắt giảm 6 điều kiện; chuyển hậu kiểm 7 điều kiện trên tổng số 30 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này.

Lĩnh vực điện lực: đề xuất cắt giảm 7 điều kiện; đơn giản hóa 02 điều kiện; chuyển hậu kiểm 3 điều kiện trên tổng số 49 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này.

Lĩnh vực hóa chất: đề xuất cắt giảm 15 điều kiện; đơn giản hóa 24 điều kiện; chuyển hậu kiểm 12 điều kiện trên tổng số 77 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này.

Lĩnh vực sản xuất, nhập khẩu, bảo hành bảo dưỡng ô tô: đề xuất cắt giảm 02 điều kiện; chuyển hậu kiểm 01 điều kiện trên tổng số 13 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này.

Lĩnh vực khoáng sản: đề xuất cắt giảm 01 điều kiện trên tổng số 6 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này.

Lĩnh vực than: đề xuất cắt giảm 01 điều kiện; trên tổng số 8 điều kiện hiện hành trong lĩnh vực này.

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...