Sẽ tổ chức Hội nghị Phát triển kinh tế miền Trung tại Bình Định

Hội nghị sẽ xác định những vấn đề tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ, đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng miền Trung, trong đó có Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.
Sẽ tổ chức Hội nghị Phát triển kinh tế miền Trung tại Bình Định

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đồng ý với đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tổ chức Hội nghị Phát triển kinh tế miền Trung tại tỉnh Bình Định.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Nhân dân các tỉnh tham dự hội nghị bổ sung nội dung tham luận liên quan đến thực trạng, tình hình và giải pháp để phát triển kinh tế biển theo tinh thần Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng nội dung, chương trình, kịch bản điều hành; xây dựng báo cáo tình hình phát triển kinh tế-xã hội vùng miền Trung trong đó có đánh giá Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung giai đoạn 2016-2018, quý 2/2019 và báo cáo đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các Quyết định số 941/QĐ-TTg, số 2059/QĐ-TTg, số 2360/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, xác định những vấn đề tồn tại, vướng mắc cần tháo gỡ, đề xuất giải pháp phát triển bền vững vùng miền Trung, trong đó có Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung.

Thủ tướng Chính phủ giao Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định chủ trì, phối hợp với các địa phương xây dựng video clip giới thiệu tiềm năng, lợi thế của vùng.

>> Miền Trung lọt top 10 điểm đến hấp dẫn nhất châu Á - Thái Bình Dương

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.