SeABank duy trì đà tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm 2021

Trong 9 tháng đầu năm 2021, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ở nhiều mảng hoạt động, hoàn thành vượt mục tiêu đã đề ra với tỷ lệ tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ.
SeABank duy trì đà tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm 2021

Duy trì đà tăng trưởng

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đồng hành cùng Nhà nước, SeABank luôn nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh, hỗ trợ khách hàng góp phần phục hồi nền kinh tế. Cụ thể, SeABank đã chủ động thích nghi với đại dịch Covid-19 như: Xây dựng kịch bản ứng phó với từng giai đoạn của dịch bệnh và ban hành các cơ chế linh hoạt để phục vụ kinh doanh; xây dựng bộ quy tắc làm việc tại văn phòng và làm việc ở nhà (work form home); tiết giảm chi phí không cần thiết…

Trong vận hành hoạt động, SeABank tích cực thực hiện chuyển đổi số và áp dụng trí tuệ nhân tạo để gia tăng trải nghiệm khách hàng, như: triển khai dịch vụ ngân hàng số SeANet/SeAMobile, không ngừng nâng cấp với những tính năng tối ưu, bảo mật tuyệt đối như định danh điện tử eKYC giúp khách hàng mở tài khoản từ xa mà không phải đến ngân hàng; trợ lý quản lý chi tiêu tài chính cá nhân; miễn 100% phí chuyển tiền trong/liên ngân hàng; gửi tiết kiệm với lãi suất cao hơn tại quầy tối đa 0,4%; thanh toán hóa đơn, mua bảo hiểm Prudential, mua vàng online…

Đáng chú ý, nhằm hỗ trợ khách hàng SeABank ban hành nhiều chính sách mới phù hợp nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 như: Giảm lãi suất cho vay từ 1% - 1,5% so với mức lãi suất cho vay thông thường, tập trung vào một số ngành như vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống, giáo dục và đào tạo, y tế; triển khai gói hỗ trợ doanh nghiệp ưu đãi lãi suất bị ảnh hưởng bởi Covid-19 với hạn mức 2.000 tỷ đồng... Tính đến tháng 9, SeABank đã miễn giảm lãi suất cho 39.089 khách hàng (bao gồm cả khách hàng thông thường và khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19) với tổng số tiền gần 72 tỷ đồng.

Nhờ vào những giải pháp này, trong 9 tháng đầu năm 2021, SeABank vẫn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ở nhiều mảng hoạt động. Cụ thể: Tổng tài sản hoàn thành 99,7% kế hoạch năm, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2020; Cho vay khách hàng hoàn thành 92% kế hoạch năm, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2020; Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) hiệu quả ở mức 35,35%; Tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,68%; Thu thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 181%…

Bên cạnh đó, các hoạt động ngân hàng điện tử cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh với số lượng người dùng mở ebank mới tăng 130% và số giao dịch trực tuyến tăng 191% so với cùng kỳ 2020.

Cũng trong tháng 9/2021, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chấp thuận cho SeABank hoàn thành tăng vốn điều lệ từ 12.088 tỷ đồng lên gần 13.425 tỷ đồng, nâng cao tiềm lực tài chính và tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, nâng cao chất lượng hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của khách hàng trên toàn quốc.

Ưu tiên cho phòng chống dịch Covid-19

Thời gian qua, SeABank luôn chú trọng đến hoạt động an sinh xã hội, vì cộng đồng dưới nhiều hình thức khác nhau như ủng hộ thông qua các tổ chức chính quyền Trung ương và địa phương; Ủng hộ trực tiếp người dân, người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch; Trao tặng khẩu trang kháng khuẩn; Trao tặng nhu yếu phẩm cho người dân tại nhiều tỉnh thành trên cả nước… Đây là một trong những hoạt động đã tạo được dấu ấn cho SeABank, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, chung sức, đồng lòng với chính quyền và nhân dân cả nước.

Tính từ đầu năm 2020, khi đại dịch Covid-19 bùng phát cho đến nay, SeABank và Tập đoàn BRG cùng các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn BRG đã tài trợ, ủng hộ tổng cộng gần 200 tỷ đồng cho công tác phòng, chống dịch và an sinh xã hội trên khắp cả nước thông qua nhiều hình thức khác nhau.

Theo đó, SeABank ủng hộ 10 tỷ đồng cho Quỹ vaccine phòng Covid-19 quốc gia; ủng hộ 5 tỷ đồng tương đương 2.000 máy tính học trực tuyến cho học sinh nghèo vùng dịch theo chương trình “Sóng và máy tính cho em”; ủng hộ TP.Hà Nội 5 tỷ đồng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; ủng hộ 133 tấn gạo tương đương 2 tỷ đồng cho chương trình “Hạt vàng bưu điện” trao tặng gạo cho người dân khó khăn ở TP.HCM và miền Nam; ủng hộ 600 triệu đồng cho Quỹ phòng chống Covid-19 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và ủng hộ gần 1,2 tỷ đồng là các vật dụng cần thiết, khẩu trang y tế và nhu yếu phẩm để triên khai hoạt động hỗ trợ công nhân, người lao động trên cả nước…

Mặt khác, SeABank cũng phối hợp với Tập đoàn BRG và các công ty thành viên cũng tích cực chủ động triển khai ủng hộ vật tư, thiết bị y tế và nhu yếu phẩm thiết yếu với tổng ngân sách gần 142 tỷ đồng cho các tỉnh/thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nam, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Ninh, Bắc Giang…

Trong đó: ngân hàng đã ủng hộ TP.HCM 10 xe ô tô lớn phục vụ công tác phòng, chống dịch và 1 triệu kit test Covid-19 tổng trị giá 55 tỷ đồng; Ủng hộ TP.Hà Nội, Đà Nẵng, Hà Nam, Thừa Thiên Huế, Bà Rịa - Vũng Tàu các trang thiết bị y tế cần thiết như hệ thống real-time PCR, máy thở chức năng cao, máy đo độ bão hòa oxy SpO2, bộ kit test nhanh SARS-CoV2, bộ trang phục phòng chống dịch… trị giá 82 tỷ đồng. Ủng hộ ngành y tế Bộ Công An các trang thiết bị phòng chống dịch với trị giá ước tính 5 tỷ đồng.

Trong quý IV/2021, tình hình kinh tế - xã hội chưa có nhiều khả quan. Do vậy, SeABank vẫn sẽ tiếp tục kiên định thực hiện các biện pháp để vừa chống dịch vừa duy trì đà tăng trưởng và hoàn thành các chỉ tiêu tài chính đã đặt ra trong năm 2021.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Toàn cảnh hội thảo

Để ESG dẫn dòng tín dụng

Ngành ngân hàng đang thúc đẩy thực hành ESG, hướng dòng vốn tín dụng vào việc tài trợ các dự án thân thiện với môi trường, mở rộng và khơi thông nguồn vốn tín dụng cho các lĩnh vực xanh...

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Vietcap: Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có thể tác động tiêu cực tới ngành ngân hàng Việt Nam

Những tác động tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và lãi suất có thể khiến tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng gia tăng. Các ngành hướng tới xuất khẩu và chuỗi cung ứng dự báo sẽ gặp khó khăn do sự thay đổi trong nhu cầu thị trường và áp lực tỷ giá, từ đó gây sức ép lên chất lượng tài sản của ngân hàng...

 Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc báo cáo, giải trình những vấn đề có liên quan được nêu tại phiên chất vấn

Tiếp tục xử lý loạt ngân hàng 0 đồng

Thời gian qua, sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa đã đạt hiệu quả cao, tạo động lực tăng trưởng của nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng và các tổ chức tín dụng…

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

Thống đốc lý giải vì sao chỉ bán mà không mua vàng miếng SJC?

“Việc Ngân hàng Nhà nước bán vàng miếng để bình ổn thị trường vừa qua được nhân dân ủng hộ, đánh giá cao. Tuy nhiên, người dân băn khoăn là tại sao chỉ bán mà không mua. Dân muốn bán thì bán ở đâu?”, đại biểu Quốc hội đặt vấn đề...