SeABank phát hành hơn 110 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 9,12%

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã: SSB) sẽ phát hành thêm 110.244.161 cổ phiếu phổ thông để trả cổ tức năm 2020 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 9,12% và 23,5 triệu cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ nhân viên (ESOP).
SeABank phát hành hơn 110 triệu cổ phiếu để trả cổ tức 9,12%

Ngày đăng ký cuối cùng thực hiện quyền nhận cổ tức là ngày 26/7/2021, tỷ lệ thực hiện quyền nhận cổ tức bằng cổ phiếu là 100:9,1206 (tương đương tỷ lệ 9,12%).

Nguồn vốn phát hành cổ phiếu trả cổ tức được lấy từ nguồn lợi nhuận sau thuế chưa phân phối lũy kế theo Báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất năm 2020 tại thời điểm 31/12/2021 theo quy định.

Trước đó, tháng 6/2021 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận cho tăng vốn điều lệ tối đa thêm hơn 2.697 tỷ đồng, đưa tổng vốn điều lệ của Ngân hàng lên gần 14.785 tỷ đồng. Phương án tăng vốn điều lệ đã được ĐHCĐ thường niên thông qua như sau: Phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức từ lợi nhuận để lại năm 2020 sau khi trích lập các quỹ; Phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, và Phát hành cổ phiếu ưu đãi cho cán bộ nhân viên.

Việc tăng vốn điều lệ sẽ giúp SeABank nâng cao năng lực tài chính, mở rộng hoạt động kinh doanh, đầu tư cơ sở vật chất, công nghệ, nâng cao chất lượng hoạt động và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ..

Tháng 3/2021, SeABank chính thức niêm yết hơn 1,2 tỷ cổ phiếu SSB trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE), đánh dấu một bước ngoặt mới trong quá trình hoạt động của Ngân hàng, khẳng định nội lực và củng cố vị thế thương hiệu trên thị trường, thể hiện tính minh bạch, thanh khoản của cổ phiếu và mang lại lợi ích tối đa cho cổ đông.

Sau khi niêm yết cổ phiếu SSB lên Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) vào tháng 3/2021, giá cổ phiếu SSB ghi nhận những phiên tăng liên tiếp lên tới hơn 45.000đ/cổ phiếu, đưa giá trị vốn hóa của Ngân hàng vượt 2,3 tỷ USD, nằm trong Top 12 ngân hàng có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Ngân hàng nào "gặt hái" lợi nhuận lớn nhất quý 1/2025?

Động lực tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng được dự báo nhờ vào các yếu tố như tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là sự hồi phục của thị trường bất động sản, tín dụng tiêu dùng, cho vay nhà ở, cùng với sự phục hồi của nhóm khách hàng cá nhân…

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để điều hành lãi suất?

Theo dự báo của ông Trần Ngọc Báu, Ngân hàng Nhà nước chắc chắn sẽ hạ lãi suất, hạ nhanh hay chậm thế nào phụ thuộc sẽ vào câu chuyện dịch chuyển vốn ngoại, và lãi suất ở đây là cả trên thị trường 1 (thị trường dân cư) và thị trường 2 (thị trường liên ngân hàng)...