SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức

Thị trường ngân hàng Việt Nam tiếp tục ghi nhận những dấu hiệu tích cực với thông tin Ngân hàng SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ...

SHB được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa có văn bản chấp thuận Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (mã chứng khoán SHB) tăng vốn điều lệ lên 40.658 tỷ đồng qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước chấp thuận SHB phát hành gần 403 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2023 với tỷ lệ 11%, tương ứng cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ được nhận thêm 11 cổ phiếu mới.

Nguồn vốn được sử dụng để phát hành cổ phiếu trả cổ tức là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối sau khi đã trích lập đầy đủ các quỹ theo quy định pháp luật và lợi nhuận năm trước còn lại chưa chia theo báo cáo tài chính kiểm toán tại thời điểm 31/12/2023.

Sau khi hoàn tất, vốn điều lệ của SHB dự kiến tăng thêm gần 4.029 tỷ đồng, từ 36.630 tỷ đồng lên 40.658 tỷ đồng, tiếp tục thuộc top 5 ngân hàng tư nhân lớn nhất hệ thống. Việc tăng vốn điều lệ có ý nghĩa quan trọng nhằm nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh của SHB trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, và đặc biệt đáp ứng các lợi ích kỳ vọng của cổ đông.

Theo Nghị quyết Đại hội Đồng cổ đông thường niên năm 2024, SHB chi trả cổ tức năm 2023 với tổng tỷ lệ 16%, bao gồm 5% bằng tiền mặt và 11% bằng cổ phiếu. Tháng 8/2024, ngân hàng đã chia cổ tức 2023 đợt 1 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5% tới cổ đông.

SHB luôn duy trì tăng vốn điều lệ qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức với tỷ lệ 10 - 18%, liên tục nâng cao nền tảng vốn. Qua đó, các hệ số an toàn vốn, quản trị rủi ro luôn tuân thủ tốt hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước, quản lý rủi ro thanh khoản theo chuẩn Basel II và Basel III. Ngân hàng kiên định với định hướng phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả, liên tục nâng cao năng lực quản trị theo chuẩn quốc tế, mô hình hiện đại.

Theo chuyên gia tài chính ngân hàng - PGS. Đinh Trọng Thịnh, nền tảng tài chính vững mạnh là thước đo khẳng định uy tín của ngân hàng trên thị trường, qua đó là cơ sở để mở rộng thu hút dòng vốn từ dân cư, doanh nghiệp hoặc huy động từ thị trường trái phiếu với mức lãi suất và kỳ hạn phù hợp.

Bên cạnh đó, PGS. Đinh Trọng Thịnh nhận định việc tăng vốn điều lệ không chỉ đảm bảo các yếu tố về an toàn tài chính, mà còn giúp ngân hàng thêm nguồn lực đầu tư vào chuyển đổi số và tín dụng xanh với nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế.

Đến 31/12/2024, tổng tài sản của SHB ở mức 740 nghìn tỷ đồng; dư nợ cấp tín dụng gần 523 nghìn tỷ đồng, tăng 18%. Các chỉ số an toàn, thanh khoản, quản trị rủi ro tuân thủ và tốt hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ an toàn vốn CAR ở mức 12%.

Trong chiến lược chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện 2024-2028, SHB liên tục thúc đẩy đổi mới - sáng tạo, ứng dụng công nghệ, áp dụng các sáng kiến mới trong nội bộ và mang tới khách hàng các sản phẩm dịch vụ, giải pháp tiện lợi, hiện đại. Đây là một trong những yếu tố giúp chỉ số CIR tối ưu ở mức 24,68% - thấp nhất toàn ngành nhờ thúc đẩy số hóa, ứng dụng công nghệ vào quy trình hoạt động, nhằm tối ưu chi phí vận hành. Ngân hàng ứng dụng các giải pháp công nghệ hiện đại như: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), học máy (Machine learning), điện toán đám mây, sinh trắc học... Tỷ trọng giao dịch qua kênh số và nền tảng online của SHB liên tục tăng trong nhóm đầu ngành. Đến nay, hơn 95% các nghiệp vụ, quy trình của SHB được số hóa. Hơn 98% giao dịch của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp đều được thực hiện hoàn toàn thông qua kênh số Mobile banking, Internet banking.

Giai đoạn 2024-2028, SHB đang tập trung nguồn lực để triển khai Chiến lược Chuyển đổi mạnh mẽ và toàn diện dựa trên 4 trụ cột: Cải cách cơ chế, chính sách, quy định, quy trình; Con người là chủ thể; Lấy khách hàng và thị trường làm trung tâm; Hiện đại hóa công nghệ thông tin và chuyển đổi số và kiên định theo 6 giá trị văn hóa cốt lõi “tâm – tin – tín –tri – trí – tầm”.

SHB đặt mục tiêu chiến lược trở thành ngân hàng top 1 về hiệu quả; ngân hàng Số được yêu thích nhất; ngân hàng Bán lẻ tốt nhất đồng thời là ngân hàng top đầu cung ứng nguồn vốn, sản phẩm tài chính dịch vụ với khách hàng doanh nghiệp chiến lược tư nhân và Nhà nước, có chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, hệ sinh thái, phát triển xanh.

Khởi nguồn từ tâm, SHB luôn đồng hành, kiến tạo và lan tỏa giá trị tốt đẹp tới người dân, cộng đồng và xã hội, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Chính sách thị trường vàng đổi chiều, ngành trang sức chờ ngày “tỏa sáng”

Ngành sản xuất và bán lẻ trang sức Việt Nam có thể hưởng lợi nếu thị trường vàng được kiểm soát ổn định hơn. Việc thúc đẩy các kênh đầu tư thay thế sẽ góp phần làm dịu dòng tiền chảy vào vàng miếng, đồng thời định hướng người tiêu dùng chuyển sang các sản phẩm có giá trị sử dụng thực tiễn hơn...

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Các ngân hàng tái cơ cấu nợ bằng chiến lược kép trái phiếu

Việc mua lại trái phiếu trước hạn không chỉ giúp ngân hàng tránh bị khấu trừ vào vốn cấp 2 mà còn mở ra dư địa để phát hành lô trái phiếu mới có kỳ hạn trên 5 năm, qua đó bổ sung nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vốn...

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Sóng lợi nhuận đang đến với ngành ngân hàng trong quý 2

Theo VCBS, lợi nhuận trước thuế của nhóm ngân hàng dự kiến tiếp tục tăng trưởng dương trong quý 2 và cả năm 2025, với nhiều cái tên như VietinBank, MB, BIDV, VPBank, HDBank, MSB và Sacombank được kỳ vọng đạt mức tăng hai chữ số...

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Bảo hiểm nhân thọ tái cấu trúc sản phẩm: Hiểu sao cho đúng?

Theo ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch GAMA Global-Vietnam, việc điều chỉnh cách phân phối sản phẩm bảo hiểm nhân thọ không ảnh hưởng đến các khách hàng đã tham gia với các hợp đồng đang có hiệu lực vì các doanh nghiệp có trách nhiệm tuân thủ đúng theo hợp đồng đã ký kết đúng pháp luật...

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Ngân hàng bỏ quên "mỏ vàng" từ tệp khách hàng cao tuổi?

Trước tốc độ già hóa dân số, các ngân hàng tại Việt Nam có nguy cơ bỏ lỡ một nhóm khách hàng đầy tiềm năng – những người cao tuổi ngày càng độc lập về tài chính, quan tâm đến chất lượng sống và có nhu cầu quản lý tài sản một cách bài bản...

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Ngành bảo hiểm viết lại vai trò của mình

Việc hiểu đúng và ứng dụng hiệu quả kiến thức hoạch định tài chính cá nhân không chỉ nâng tầm chất lượng dịch vụ tư vấn bảo hiểm, mà còn góp phần định hình sự phát triển bền vững cho cả nghề nghiệp lẫn ngành bảo hiểm…