“Siêu Ủy ban” muốn 2,5 ha “đất vàng” Hồ Tây để xây trụ sở mới

Theo đó, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đề xuất được bố trí đất tại khu vực Tây Hồ Tây, Hà Nội với quy mô khoảng 1,5-2,5 ha, hình thức đầu tư dự án theo loại hợp đồng xây dựng - thuê d
“Siêu Ủy ban” muốn 2,5 ha “đất vàng” Hồ Tây để xây trụ sở mới

Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (Ủy ban Quản lý vốn) vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề nghị cơ quan này xem xét việc báo cáo Thủ tướng chấp thuận chủ trương xây dựng trụ sở mới.

Theo Ủy ban Quản lý vốn, từ khi thành lập năm 2018, Ủy ban được Bộ Tài chính giao sử dụng địa điểm tại số 8 Khúc Hạo (quận Ba Đình) với diện tích đất là 1.313 m2. Tuy nhiên, cơ sở nhà đất này là biệt thự cổ đã xuống cấp và đang lập dự án cải tạo nên chưa được sử dụng.

"Do nhu cầu cấp bách cần có diện tích cho cán bộ làm việc, Ủy ban đã và đang tạm sử dụng trụ sở của Văn phòng Chính phủ tại số 6 Bà Huyện Thanh Quan, Hà Nội, đồng thời phải xin Thủ tướng cho phép thuê thêm trụ sở", văn bản của siêu ủy ban nêu rõ.

Ủy ban Quản lý vốn cho rằng việc xây dựng trụ sở mới tại Tây Hồ Tây là phù hợp và cần được phê duyệt. Quy mô trụ sở mới khoảng 1,5-2,5 ha. Trong đó trụ sở của Ủy ban là 1,5 ha; trung tâm thông tin khoảng 1 ha.

Trước đó, hồi 2014, Thủ tướng đã phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng trụ sở làm việc của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tập trung tại Tây Hồ Tây và khu Mễ Trì. Mới đây nhất, Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (VIUP) đã có đề xuất phương án điều chỉnh, bổ sung quy hoạch nói trên với 3 phương án di dời, có tổng chi phí giao tối đa lên tới 17.000 tỷ đồng.

>>3 phương án di dời trụ sở của 13 bộ ngành Hà Nội

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: VGP/Thu Sa

Nghị quyết 68 là “cuộc cách mạng” về tư duy và thể chế

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng cho rằng nên mạnh dạn trao lại những quyền chính đáng cho doanh nghiệp, bảo đảm các quyền cơ bản như quyền sở hữu tài sản, quyền tự do kinh doanh, quyền cạnh tranh bình đẳng, quyền được tiếp cận một cách công bằng với các nguồn lực của đất nước...

Nghị quyết số 68-NQ/TW đặt mục tiêu đến năm 2045 có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế; đóng góp khoảng trên 60% GDP

Kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế quốc gia

Nghị quyết nêu rõ nguyên tắc sử dụng các công cụ thị trường để điều tiết nền kinh tế; giảm thiểu sự can thiệp và xoá bỏ các rào cản hành chính, cơ chế "xin - cho", tư duy "không quản được thì cấm". Người dân, doanh nghiệp được tự do kinh doanh trong những ngành nghề pháp luật không cấm.