Siêu Ủy ban Quản lý vốn không kinh doanh vốn

“Chức năng của Ủy ban Quản lý vốn không phải là kinh doanh vốn mà là tổ chức, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp, không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp”.
Siêu Ủy ban Quản lý vốn không kinh doanh vốn

Đây là phát biểu của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Cũng tại buổi làm việc, với vai trò là người trực tiếp chỉ đạo Ủy ban Quản lý vốn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định đơn vị vẫn còn rất nhiều khó khăn trước mắt trong tổ chức hoạt động và công tác quản lý, sử dụng hiệu quả vốn nhà nước.

Một trong những khó khăn đó là các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có nhiều dự án thua lỗ trong khi Quốc hội không cho phép sử dụng vốn nhà nước để xử lý các tồn đọng này. Ngoài ra, còn nhiều vướng mắc khác đang gặp phải, như thẩm quyền trong quyết định chủ trương đầu tư, đầu tư công; quy định về quản lý sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông; sắp xếp lại nhà đất, xác định giá trị các tài sản vô hình của doanh nghiệp, thanh tra, kiểm tra, giám sát...

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: “Một trong những thách thức nhất đó là kỳ vọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân đến các đồng chí nên phải có chuyển biến rõ ràng, trông thấy trong thực hiện nhiệm vụ. Chức năng của Uỷ ban Quản lý vốn không phải là kinh doanh vốn mà là tổ chức, phát triển vốn nhà nước tại doanh nghiệp, không can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp”.

Do đó, Phó Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Ủy ban phải quán triệt các nghị quyết của Đảng và Chính phủ, các quyết định, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về doanh nghiệp nhà nước, các văn bản pháp luật, bảo đảm doanh nghiệp nhà nước chỉ tập trung đầu tư, sản xuất kinh doanh vào các lĩnh vực then chốt, thiết yếu, những địa bàn quan trọng và quốc phòng, an ninh, những lĩnh vực mà doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác không đầu tư.

Trước mắt, Ủy ban cần tập trung xử lý 12 dự án, nhà máy thua lỗ của ngành công thương, phê duyệt kế hoạch sản xuất, kinh doanh của 19 tập đoàn, tổng công ty trực thuộc, trong đó tập trung tái cơ cấu toàn diện về tài chính, nhân sự và đầu tư.

Đề cập đến những kết quả mà Ủy ban Quản lý vốn đã thực hiện được trong 6 tháng qua Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ  cho biết quá trình hoàn thiện Nghị định số 131có đóng góp lớn của Ủy ban; trong 6 tháng Ủy ban này cơ bản hình thành được hệ thống cơ quan tổ chức bộ máy, hệ thống chính trị như Đảng bộ, Đoàn thanh niên, ban hành được quyết định chức năng nhiệm vụ và thành lập được 8 Vụ chuyên môn và 1 trung tâm.

Đến nay, Ủy ban đã ban hành được 44 quy chế; tuyển dụng được cán bộ ban đầu theo chỉ tiêu 50 biên chế được giao; cơ bản chấp hành đúng chỉ đạo của Thủ tướng và Tổ công tác để rà soát lấy cán bộ công chức từ các Bộ, ngành chuyên ngành; có trụ sở riêng, tài chính không có vướng mắc và là đơn vị dự toán cấp 1 - trực tiếp nhận dự toán ngân sách hàng năm do Thủ tướng Chính phủ thực hiện phân bổ.

Ủy ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp cũng phối hợp với Bộ Tài chính ban hành được Quyết định 1515 về trình tự, thủ tục, hồ sơ chuyển giao quyền, trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Đến nay, 19 tập đoàn, Tổng công ty đã được bàn giao thành công. Sau tiếp nhận, Ủy ban đảm bảo cho sự hoạt động của 19 tập đoàn, Tổng công ty không bị xáo trộn, cơ bản ổn định và tập hợp được những vướng mắc, khó khăn trong quá trình chuyển giao này.

 >> Bộ GTVT thúc Ủy ban quản lý vốn chốt phương án đầu tư Dự án Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất

Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trả lời chất vấn trước Quốc hội

Chính phủ đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

Để đảm bảo nguồn điện cung ứng trước mắt và lâu dài, Chính phủ đã áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có việc thực hiện đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân, phát triển mạnh điện gió ngoài khơi...

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Toàn cảnh bức tranh kinh tế 10 tháng năm 2024 qua các con số

Trong 10 tháng năm 2024, kinh tế Việt Nam đạt kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực như: Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng 11,8% (so với cùng kỳ năm 2023); Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp tăng ổn định; Số doanh nghiệp thành lập mới “hồi sinh”...