Khoản đầu tư dự kiến được thực hiện sớm nhất vào tháng Tư thông qua SK South East Asia Invesment. Diễn biến này được đưa ra trong bối cảnh mới đây, Tập đoàn Vingroup vừa công bộ phương án phát hành riêng lẻ cổ phiếu, với mục tiêu huy động tối thiểu 25.000 tỷ đòng (tương đương gần 1,1 tỷ USD).
Theo đó, Vingroup dự kiến chào bán riêng lẻ 250 triệu cổ phần (tương đương 7,8% lượng cổ phiếu đang lưu hành) cho tối đa 5 nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài, với mức giá không thấp hơn 100.000 đồng cho mỗi cổ phiếu.
Số tiền thu được từ đợt chào bán này sẽ được Vingroup sử dụng 10.000 tỷ đồng để cơ cấu lại nợ vay, 6.000 tỷ đầu tư vào công ty con (VinFast, VinTech, Vinsmart), 9.000 tỷ đồng dùng cho hoạt động kinh doanh, cấp vốn ngắn hạn cho tập đoàn và các công ty con.
Hiện, trên thị trường chứng khoán cổ phiếu VIC của Vingroup đang giao dịch tích cực trong vùng gía 120.000 đồng/cp. Đây là vùng giá cao nhất kể từ khi niêm yết tới nay (giá điều chỉnh) và cao hơn khoảng 20% so với mức giá tối thiểu của đợt phát hành nói trên.
Vingroup hiện cũng là doanh nghiệp có giá trị vốn hóa cao nhất thị trường chứng khoán với giá trị tính tới đầu phiên sáng ngày 22/3 đạt hơn 377.000 tỷ đồng, tương đương hơn 16 tỷ USD.
Thương vụ phát hành này nếu thành công sẽ tăng đáng kể quy mô vốn của Vingroup. Tại thời điểm 31/12/2018, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu hợp nhất của tập đoàn này đạt lần lượt là 289.105 tỷ và 99.059 tỷ đồng.
Về SK Group, vào đầu tháng 10/2018, tập đoàn này cũng đã chi gần 11.000 tỷ đồng mua lại 110 triệu cổ phiếu quỹ của Masan Group với mức giá 100.000 đồng/cp. Sau giao dịch này, SK Group trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất nắm giữ 9,45% cổ phần của Masan Group.
>> Điều rút ra sau thương vụ nửa tỷ đô của SK Group: Tỷ phú Quang “Masan”!